Com bo sách: Bách nhân nhất thủ - Thiên nhiên và luyến ái trong cổ thi + Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và Nhật Bản

Tác giả: Vĩnh Sính | Xem thêm các sản phẩm Sách Phong Tục - Tập Quán của Vĩnh Sính
Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và NhậtNhân dịp kỷ niệm 150 năm Minh Trị duy tân (1868-2018) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2018), chúng tôi chọn Vĩnh Sính v...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Com bo sách: Bách nhân nhất thủ - Thiên nhiên và luyến ái trong cổ thi + Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và Nhật Bản

Giao Điểm Giữa Hai Nền Văn Hóa Việt Nam Và Nhật

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Minh Trị duy tân (1868-2018) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2018), chúng tôi chọn Vĩnh Sính và các tiểu luận của ông để giới thiệu đến đông đảo độc giả có dành sự quan tâm đến tiến trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản.

Phần nội dung đầu tiên là các tiểu luận về văn hóa, nghệ thuật, xã hội Nhật Bản.

Những điểm đặc thù căn bản của xã hội và văn hóa Nhật Bản được đề cập trong tiểu luận “‘Những mô hình ẩn giấu’, hay là ‘Những nguyên hình’ của văn hóa Nhật Bản”, những đặc điểm tạo nên tầng sâu của xã hội và văn hóa Nhật Bản: chủ nghĩa tập đoàn có tính cách cạnh tranh, chủ nghĩa hiện thế, chủ nghĩa hiện tại và chủ nghĩa hình thức.

Tác giả đưa độc giả lướt qua những điểm chính của ngày Tết ở Nhật, qua tiểu luận “Ngày Tết ở Nhật và Shichifukujin (‘Bảy vị thần phước đức’)”, chúng ta thấy ít nhiều về những tương đồng giữa Nhật Bản và các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

So với các nghệ thuật nổi tiếng của người Nhật như trà đạo (sadô), thư đạo (shodô), kiếm đạo (kendô), võ sĩ đạo (bushidô) hoặc nhu đạo (judô), thì kôdô (hương đạo - nghệ thuật thưởng thức trầm hương) ít được chúng ta biết đến. Và lịch sử kôdô còn ghi dấu mối giao lưu giữa Đàng Trong với Nhật Bản thuở xa xưa. Tiểu luận “Từ thú thưởng thức trầm hương đến sự hình thành hương đạo (kôdô) ở Nhật Bản” là một chỉ dẫn thú vị.

Tiểu luận “Saigyô Hôshi (1118-1190): Thi sĩ tài hoa yêu phiêu du của Nhật Bản” cho chúng ta cái nhìn cô đọng về cuộc đời của thi sĩ tài hoa Saigyô. Hay qua “Hải đường lả ngọn đông lân”, Vĩnh Sính chứng minh sự nhầm lẫn tên gọi giữa hoa hải đường và hoa trà mi. Câu chuyện truy nguyên bắt đầu từ câu trả lời “Kaidô desu yo” (Hải đường đấy mà!) mà du học sinh Vĩnh Sính nhận được trên đất Đông Kinh hơn 50 năm trước.

Phần nội dung thứ hai của cuốn sách là những tiểu luận giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản qua các giai đoạn: thế kỷ VII-VIII, thế kỷ XVI-XVIII, sau Minh Trị duy tân (1868); gần tương ứng với ba thời kỳ trong lịch sử bang giao của Nhật Bản với thế giới.

Tiểu luận “Đã tìm ra tư liệu về ‘Người Lâm Ấp sang Nhật Bản’ vào thế kỷ VIII - Phật Triết” là những trang sách khảo công phu về tiểu sử của Phật Triết người Lâm Ấp. Phật Triết đã góp phần vào việc khai thông những bước đầu của nhã nhạc Nhật Bản, đóng vai trò cốt cán trong việc truyền bá nhã nhạc Lâm Ấp ở Nhật Bản.

Tiểu luận “Mậu dịch giữa Nhật Bản với Đàng Trong: Chaya Shirojiro” giới thiệu hào thương Chaya (cùng với Suminokura (đã được giới thiệu trong cuốn sách Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa) và Goto là ba nhà hào thương Nhật Bản đóng vai trò chủ yếu trong quan hệ mậu dịch với Đàng Trong nói riêng và Đông Nam Á nói chung vào cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII) và tiểu luận “Tokugawa Yoshimune và voi Việt Nam ở Nhật Bản vào thế kỷ XVIII” kể chuyện hai con voi được đưa đến Nhật.

Trung Quốc là trung tâm trong trật tự thế giới Đông Á truyền thống và nền văn minh Trung Hoa được xem là “khuôn vàng thước ngọc”. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều tiếp thu từ nền văn minh này nhiều yếu tố văn hóa quan trọng: chữ Hán, Nho giáo, Phật giáo. Từ rất sớm, Nhật Bản đã ý thức rõ và thể hiện thái độ của một nước đứng ngoài vòng cương tỏa của trật tự thế giới Trung Hoa. Trong khi đó Việt Nam thì chấp nhận những khuôn mẫu và tiền lệ văn hóa của Trung Quốc. Trước hiểm họa Tây xâm giữa thế kỷ XIX, độc lập quốc gia là vấn đề tiên quyết và Nhật Bản đã thức thời chọn con đường thoát Á cùng với những nỗ lực canh tân đất nước. Kể từ lúc đó, Việt Nam và Nhật Bản đã đi trên hai con đường khác nhau.

Những nhân vật kiệt xuất của Việt Nam trước làn sóng Tây xâm thời cận đại: Cao Bá Quát, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, được Vĩnh Sính cũng được đề cập đến.

Nếu Fukuzawa Yukichi là đại diện tiêu biểu cho tinh thần Nhật Bản thời cận đại thì Phan Châu Trinh được xem là một trong hai sĩ phu (cùng với Phan Bội Châu) đi hàng đầu vận động giành độc lập trong 25 năm đầu thế kỷ XX.

Minh lục tạp chí (Meiroku zasshi, viết tắt là MRZ) ra đời tháng 3 năm 1874 ở Nhật Bản. Mục tiêu là khai sáng, với sự cộng tác của những nhân viên chính phủ: Kato, Mori, Nishi, T và tại dã học giả (ngoài chính phủ) Fukuzawa. Những tranh luận trên Meiroku zasshi và Minkan zasshi, giữa Fukuzawa và nhóm học giả chính phủ, với hai đại diện tiêu biểu là Fukuzawa và Kato. Hai quan điểm nhưng chỉ có một nước Nhật. Những tranh luận gay gắt, thẳng thắn giữa các học giả không xa rời thực tế của đất nước, khai sáng quần chúng là điểm chung của họ. Tất cả đều được đề cập trong tiểu luận “Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản”.

Cuốn sách kết thúc ở tùy bút sâu sắc “Việt và Nhật” của tác giả Shiba Ryôtarô (1923) - bút hiệu của Fukuda Teiichi do Vĩnh Sính dịch.

Tập tiểu luận này nguyên là những bài viết rời rạc, được Nhà nghiên cứu Vĩnh Sính viết trong nhiều năm và chưa in thành sách, chúng tôi làm công việc tổ chức bản thảo: sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành cấu trúc hệ thống cước chú xuyên suốt trên toàn sách thay vì lặp lại ở một số bài, dựa trên nội dung và cước chú soạn ra thư mục Tài liệu tham khảo, Sách dẫn (Index) để cuốn sách được khoa học hơn.

 

Bách nhân nhất thủ - Thiên nhiên và luyến ái trong cổ thi Nhật Bản

Ngày nay, khi nói đến thơ Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến thơ Haiku. Điều đó không phải là không đúng vì phạm vi phổ biến của thể thơ này quá rộng lớn. Tuy nhiên, thơ ca Nhật còn có cả Ca dao cổ đại (Kayō), Hòa ca (Waka), Hán thi (Kanshi) và thơ mới (Shintaishi) nữa. Trong đó, Hòa ca đóng vai trò quan trọng nhất vì thừa hưởng dư ba của ca dao, tiếp nhận ảnh hưởng của cổ thi Trung Quốc, phản ánh từ rất sớm mọi khía cạnh của tâm hồn người Nhật thông qua một vốn liếng kỹ thuật tu từ phong phú. Cũng cần phải nói là nhờ Hòa ca (Waka) xưa kia, ta mới có Đoản ca (Tanka), Bài cú (Haiku) ngày nay. Do đó, để hiểu văn hóa Nhật Bản thì việc giới thiệu thơ Hòa Ca, tinh hoa của văn chương cung đình thời trung cổ là điều cần thiết.

Không thể nào hiểu một cách thấm thía Murasaki Shikibu, Bashō, kịch Nō, kịch Kabuki, Tanizaki, Kawabata, thể loại ca nhạc mới như E mà thiếu kiến thức về Waka. Tập sách này không những chỉ đóng vai trò giải thích nghĩa và dịch sang một số thể thơ của Việt Nam mà còn giải thích về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và đánh giá nội dung cũng như hình thức của từng bài thơ với mong muốn giúp cho người yêu thơ và sinh viên có cơ hội tiếp cận được tường tận một mảng văn hóa thế giới quí báu. Nội dung của tập sách này được biên soạn từ nhiều tài liệu khác nhau, mà cơ sở là sách giáo khoa sử dụng trong các trường trung học, sau mới tới những tác phẩm phê bình và thưởng ngoạn của các văn nhân, thi sĩ Nhật Bản.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CAPY

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTao Đàn
Ngày xuất bản2021-01-15 20:36:10
Phiên bảnbìa mềm
Loại bìaBìa gập
Số trang760
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
SKU1963593343674
Liên kết: Gel kích mí Pro Eyelashes Eyelash Glue The Face Shop