Tập dị môn và Pháp luận là hai luận thư căn bản trong sáu luận chân (pādaśāstra, túc luận), điểm lập cước, của bộ phái Thuyết nhất thiết hữu (Sarvāstivāda). Vấn đề tác giả và niên đại phỏng định của ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu A-TÌ-ĐẠT-MA TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN

Tập dị mônPháp luận là hai luận thư căn bản trong sáu luận chân (pādaśāstra, túc luận), điểm lập cước, của bộ phái Thuyết nhất thiết hữu (Sarvāstivāda). Vấn đề tác giả và niên đại phỏng định của hai bộ luận này liên hệ mật thiết với lịch sử phát triển của văn học Abhidharma, không chỉ giới hạn trong bối cảnh phát triển của Hữu bộ với văn hệ Sanskrit Phật giáo, mà còn liên hệ mật thiết đến lịch sử hình thành và phát triển của văn học Abhidhamma-Pāli của Nam phương Thượng tọa bộ. Nghiên cứu lịch sử phát triển của hai hệ văn hiến Phật giáo Nam-Bắc này đã lôi cuốn rất nhiều học giả Đông-Tây trong các ngôn ngữ hiện đại Anh, Pháp, Đức, Nhật và Hoa. Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã được tóm tắt một phần trong phần Tổng luận cho bản dịch Việt của Pháp uẩn túc luận(*), do đó chúng tôi tưởng ở đây không cần thiết phải lặp lại. Tuy vậy, những điểm riêng biệt của Tập dị môn, đặc biệt là quan hệ đến Chúng tập kinh, và các Kinh cùng chủng loại, cần được đề cập chi tiết trong phần giới thiệu của bản dịch Việt này. LUẬN TẬP DỊ MÔN 1. Niên đại và tác giả 1. a. Niên đại

Về niên đại, trong lịch sử thành lập Thánh điển A-tì-đàm cùng với Luận thư của các bộ phái, một số nhà nghiên cứu cho rằng Tập dị môn được hình thành sau Pháp uẩn, lý do là có đến 14 lần luận này dẫn Pháp uẩn.1 Ý kiến khác, đại biểu là E. Lamotte và Frauwallner, và Độ Biên Mai Hùng (Watanabe Baiyū), nhận định Tập dị môn được hình thành trước.2 Độ Biên Mai Hùng mặc dù đã đếm được số lần dẫn Pháp uẩn trong Tập dị môn, nhưng vẫn cho rằng Tập dị môn được thành lập trước. Ông nêu ba lý do: a. giải thích của Pháp uẩn nhiều hơn; b. trong cùng một đoạn văn giải thích, Pháp uẩn giải thích rõ ràng hơn; c. theo thứ tự niên biểu, Pháp uẩn được dịch trước.3 Điều này muốn nói rằng, bởi vì Pháp uẩn được phiên dịch trước, cho nên trong khi phiên dịch Tập dị môn, những hạng mục nào mà Pháp uẩn giải thích nhiều lần hơn, và rõ ràng hơn, thì không cần phiên dịch lặp lại trong Tập dị môn, mà chỉ nói gọn: "Như Pháp uẩn túc luận nó"

Ý kiến của Độ Biên Mai Hùng (Watabe Baiyū) được Mục Kiến Huyền (Maki Tatsugen)4 tán thành và dẫn thêm hai chứng cứ. Thứ nhất, Pháp uẩn, phẩm 19, hành uẩn được phân biệt thành hai loại khác nhau, tương ưng với tâm và không tương ưng với tâm; trong khi Tập dị môn giải thích hành uẩn như thường thấy trong các kinh.5 Thứ hai, Pháp uẩn, từ phẩm thứ hai về bốn Dự lưu chi cho đến phẩm 14 về bốn tu định, những hạng mục này tương đồng với Tập dị môn, mặc dù thứ tự của các hạng mục không nhất trí. Với chứng cứ thứ nhất, những giải thích của Pháp uẩn có phần phát triển hơn Tập dị môn. Với chứng cứ thứ hai, nên nói Pháp uẩn được phát triển từ Tập di môn.

Những biện luận này khá thuyết phục. Bởi vì, niên biểu phiên dịch của Tập dị mônPháp uẩn được ghi rõ trong các Kinh lục, đặc biệt Khai nguyên Thích giáo lục, soạn bởi Trí Thăng vào đời Đường niên hiệu Khai nguyên 18 (730) nghĩa là sau ngày Huyền Trang tịch 66 năm; bản Kinh lục này nói: a. Pháp uẩn túc luận, dịch năm Hiển khánh thứ 4 (659), ngày 27 tháng 7, tại Viện Phiên Kinh chùa Từ ân, đến ngày 14 tháng 9 thì hoàn tất. b. Tập dị môn túc luận, dịch năm Hiển khánh thứ 5 (660), ngày 26 tháng 11, tại điện Minh nguyệt, chùa Ngọc hoa, đến niên hiệu Long sóc 3 (663), ngày 26 tháng 11, đến ngày 29 tháng 12 hoàn tất.6

Quy tắc phiên dịch của Huyền Trang được nói là "trực dịch", nghĩa là dịch thẳng nguyên văn, có khi được hiểu là không thêm không bớt; nhưng thực tế, trong bản Hán dịch Câu-xá, Huyền Trang đã thêm không ít từ và cú, tất nhiên với mục đích để độc giả Hán có thể hiểu những ý niệm nghe quá lạ tai. Cho nên, Tập dị môn luận qua Hán dịch của Huyền Trang Pháp uẩn được dẫn để cho văn bớt rườm ra, là khả năng có thể xảy ra. ()

1. b. Tác giả

Về tác giả của Tập dị môn luận, như đã được nói trong phần Tổng luận của bản dịch Việt của Pháp uẩn, theo truyền thuyết của Huyền Trang lưu hành tại Trung quốc, Tập dị môn do Xá-lợi-phất soạn, Pháp uẩn do Đại Mục-kiền-liên. Nhưng truyền thuyết của Yaśomitra (Xứng Hữu) lưu hành tại Tây Tạng, nói Tập dị môn do Mahā-Kauṣṭhila (Đại Câu-hi-la), Pháp uẩn do Śāriputra (Xá-lợi-phất). Quan điểm của các nhà nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được thuật lại trong phần Tổng luận đã nhắc đến.7 ()

Tuệ Sỹ, trích phần "Khái thuyết Kinh Chúng tập và Luận Tập dị môn".   ____ Chú thích:
(*) A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận, Hương Tích ấn hành 2018.

(1) Dharmaskandha, Summary by Fred Greiner and Karl H. Potter, Encycoledia of Indian Philosophies Vol. VII, Abhidharma Buddhism to 150 AD, Delhi 1996;  p. 180. Dẫn bởi Pháp uẩn túc luận, Việt dịch, phần "Tổng luận", Hương tích 2018, tr. 15-16. Pháp sư Ấn Thuận cũng căn cứ trên sự trích dẫn này mà cho rằng Tập dị môn được hình thành sau Pháp uẩn. 印順: 說一切有部為主的論 書與論師之研究 - 第三節阿毘達磨集異門足論

(2) Pháp uẩn túc luận, dẫn trên, cht. 37.

(3) A-tì-đạt-ma Tập dị môm túc luận, Độ Biên Mai Hùng (渡邊楳雄 Watanabe Baiyū) dịch Nhật ngữ. Quốc dịch Nhất thiết kinh Ấn-độ soạn thuật bộ - Tì-đàm bộ I, ấn bản Chiêu hòa 51 (1986), tr. 6 & cht.10.

(4) 牧達玄: 阿毘達磨六足論再考の為の二三の問題 - J-STAGEトップ/印度學佛教學研究/22 巻 1974 年 22 巻 2 号 p. 935-938.

(5) Thí dụ, Tạp A-hàm 1, T02n0099_p0005a01: "Quán thọ, tưởng, hành, thức, cũng vậy, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc thô, hoặc tế " Tập dị môn luận, T26n1536_p0412a10: "Thế nào là hành uẩn? Những gì là hành, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc thô, hoặc tế"

(6) Khai nguyên Thích giáo lục, quyển 8, T55n2154_p0557a08, -a10.

(7) Pháp uẩn túc luận, Việt dịch, phần Tổng luận; Hương tích 2018.

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GYMNET

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhThư Quán Hương Tích
Ngày xuất bản2020-07-16 09:46:57
Dịch GiảTuệ Sỹ, Nguyên An
Loại bìaBìa mềm
Số trang608
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hồng Đức
SKU4895940427217
Liên kết: Set kem nền đa năng Ink Lasting Foundation Slim Fit EX Special Set SPF30 PA++ fmgt (30ml +10ml)

Các sản phẩm vừa xem