CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI - HỌC THUYẾT BERGSON - TỪ HEGEL ĐẾN NIETZSCHE (Bộ 3 cuốn)

Tác giả: Friedrich Nietzsche | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của Friedrich Nietzsche
(Bộ 3 Cuốn) Tác Phẩm Triết Học Phương Tây - Tổng giá bìa: 963.000đ1. CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI - Yuri Konstantinovich Melville - Đinh Ngọc Thạch biên dịch và biên soạn, Phạm Đình Nghiệ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI - HỌC THUYẾT BERGSON - TỪ HEGEL ĐẾN NIETZSCHE (Bộ 3 cuốn)

(Bộ 3 Cuốn) Tác Phẩm Triết Học Phương Tây - Tổng giá bìa: 963.000đ

1. CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI - Yuri Konstantinovich Melville - Đinh Ngọc Thạch biên dịch và biên soạn, Phạm Đình Nghiệm biên dịch - (bìa mềm) - Giá bìa: 265.000đ

2. HỌC THUYẾT BERGSON (Le Bergsonisme) - Gilles Deleuze - Nguyễn Anh Cường dịch, NNC Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính - (bìa cứng) - Giá bìa: 299.000đ

3. TỪ HEGEL ĐẾN NIETZSCHE - Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX - Karl Löwith - Trần Nhựt Khang dịch - TS. Dương Ngọc Dũng hiệu đính - (bìa mềm) - Giá bìa: 399.000đ

___________

Tên sách: CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

Tác giả: Yuri Konstantinovich Melville (Y. K. Melville)

Người dịch: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch biên dịch & biên soạn; PGS.TS. Phạm Đình Nghiệm biên dịch

Nhà xuất bản: NXB Lao Động

Đơn vị phát hành: CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU - XUẤT BẢN - GIÁO DỤC KHAI MINH (SÁCH KHAI MINH)

Thể loại: Triết Học Phương Tây

Khổ sách: 15,5 x 24,5 cm

Số trang: 582 trang

Hình thức: bìa mềm

Giá bìa: 299.000đ

Từ nửa đầu thế kỷ XIX trong triết học phương Tây đã diễn ra quá trình chuyển từ hình thức tư duy cổ điển sang hình thức tư duy phi cổ điển, với việc đánh giá lại hàng loạt vấn đề truyền thống, xuất phát từ Hy Lạp cổ đại. Tại Đức A. Schopenhauer (1788 - 1860) thách thức thần tượng Hegel, mong muốn khắc phục tính chất phiến diện của “huyền thoại về lý trí” bằng việc xây dựng “huyền thoại về ý chí”. Tác phẩm “Thế giới như ý chí và biểu tượng” (1818) là tuyên ngôn triết học của ông. Tại Pháp A. Comte (1798 - 1857), vốn là thư ký và người cộng sự của C.H. Saint Simon tuyên bố về một thứ triết học mới - triết học thực chứng nghiệm, hay chủ nghĩa thực chứng, đòi hỏi kiểm chứng tính đúng đắn của tri thức bằng công cụ khoa học, tìm kiếm con đường thứ ba nhằm vượt qua tính chất “siêu hình” của cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm.

Tôn giáo tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống xã hội, nhưng những hình thức triết lý của nó được cải biên cho phù hợp hơn với hòan cảnh lịch sử mới. Năm 1879, dưới sự bảo trợ  của Vatican, chủ nghĩa Thomas mới ra đời, mở đầu cho quá trình hình thành khuynh hướng tôn giáo – thần học trong triết học phương Tây thế kỷ XX. Các khuynh hướng thực chứng – khoa học, nhân bản – phi duy lý, tôn giáo – thần học, cùng với các trường phái thiên về đạo đức, chính trị - xã hội, văn hóa đan xen nhau, tạo nên bức tranh tư tưởng sinh động, phong phú, phức tạp và đầy mâu thuẫn.

Đối với triết học thế kỷ XX–XXI, sự phong phú của các khuynh hướng, các trào lưu đã làm nổi bật hình ảnh của không gian tư tưởng luôn được thôi thúc bởi những tiếng nói mới, lấy cảm hứng từ thực tiễn biến đổi nhanh chóng của xã hội. Lịch sử triết học phương Tây hiện đại là kịch trường của tư tưởng, mà mọi nỗ lực sắp xếp các lớp diễn, các nhân vật một cách trật tự không thể đạt được kết quả trọn vẹn.

Trên cơ sở tìm hiểu các nguồn tài liệu, các công trình đã công bố, nhất là cuốn “Giáo trình triết học phương Tây hiện đại”[1] và cuốn “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa”[2] chúng tôi giới thiệu cuốn “Các vấn đề triết học phương Tây hiện đại” nhằm góp phần làm rõ hơn các vấn đề cần quan tâm. Cuốn sách gồm bốn phần.

Các phần 1, 2 và 3 biên dịch từ cuốn “Các con đường của triết học tư sản thế kỷ XX" (Nxb Tư tưởng, Moscow, 1983) của Giáo sư, Tiến sĩ triết học Y.K. Melville (Khoa Triết học Đại học Tổng hợp Matxcơva), một trong những tên tuổi có uy tín ở Liên Xô (cũ). Trong cuốn sách này ông không trình bày chi tiết các trường phái và đại biểu của triết học mà phân tích cái cốt lõi nhất, đưa ra những đánh giá riêng của mình về những chuyển biến trong sinh hoạt tinh thần ở các nước phương Tây, nhất là những trăn trở, tìm tòi và khám phá trong mấy thập niên gần đây. Từ lúc cuốn sách của Y.K. Melville ra đời đến nay thế giới đã trải qua nhiều biến đổi, một số nhận định, đánh giá của tác giả về các khuynh hướng, trường phái, triết gia không còn phù hợp, nhưng chất liệu tư tưởng và tính mở của lối phân tích vẫn có giá trị học thuật và tính luận chiến sâu sắc. Hơn thế nữa, ít có công trình về đề tài này hiện đang lưu hành ở nước ta có lối dẫn dắt độc đáo như tác phẩm này. Người đọc có thể nhận thấy điều đó qua những phân tích và đánh giá về triết học sự sống của H. Bergson, chủ nghĩa thực chứng mới của B. Russell và L. Wittgenstein, chủ nghĩa thực dụng của Ch. Peirce, W. James và J. Dewey, chủ nghĩa hiện sinh của K. Jaspers, M. Heidegger, J.P. Sartre, G. Marcel, A. Camus…, chủ nghĩa cấu trúc của C. Lévi-Strauss, M. Foucault, chủ nghĩa duy lý phê phán của K. Popper, chú giải học của G.H. Gadamer, triết học của R. Rorty…

Phần 4 được biên soạn mới, do PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch thực hiện, với sự tham gia của một số tác giả khác. Phần này được rút ra từ cuốn “Giáo trình triết học phương Tây hiện đại” và cuốn “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa” như sự tiếp nối các vấn đề mà cuốn “Các con đường của triết học tư sản thế kỷ XX" (Y.K. Melville), do điều kiện lịch sử những năm 80 của thế kỷ trước, chưa được bàn đến. Những trường phái, học thuyết được phân tích trong phần này chủ yếu hướng vào triết học chính trị (chủ nghĩa đa văn hóa, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa Marx mới, trường phái Frankfurt, tương lai học và thuyết kỹ trị,… ), xu hướng vận động của triết học phương Tây từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay.

Hy vọng rằng, cùng với các cuốn sách về triết học phương Tây hiện đại đã được xuất bản, cuốn sách này giúp các nhà nghiên cứu, các độc giả sáng tỏ thêm những điều cần quan tâm.

                              TP. Hồ Chí Minh, tháng 12  năm 2023

                               Đinh Ngọc Thạch -  Phạm Đình Nghiệm

[1] Đinh Ngọc Thạch – Doãn Chính – Trần Quang Thái (đồng Chủ biên), Giáo trình triết học phương Tây hiện đại; Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 2019.

[2] Đinh Ngọc Thạch (Chủ biên), Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa; Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2019.

MỤC LỤC

LỜI TỰA

PHẦN 1. CÁC CON ĐƯỜNG CHỦ YẾU CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

I. “Khắc phục quan điểm lý tính…” hay triết học sự sống của Henri Bergson

II. Chủ nghĩa thực dụng: “làm thế nào để tư tưởng trở nên rõ ràng”

III. Chủ nghĩa thực chứng mới: “ngôn ngữ, ngôn ngữ và ngôn ngữ…”

Phép kiểm chứng

Kết cấu logic của ngôn ngữ

Triết học ngôn ngữ của nhóm Wittgenstein ở Anh. “Trò chơi ngôn ngữ”

Vấn đề đạo đức

IV. Hiện tượng học: “đến với chính sự vật”; 

Giảm trừ hiện tượng học.

Ý hướng tính. 

Vấn đề chủ quan tính của con người trong giai đoạn sáng tác thứ hai

V. Chủ nghĩa hiện sinh: khuếch trương chủ quan tính

PHẦN 2. TÌM KIẾM CÁC KHẢ NĂNG MỚI

VI. Cấu trúc thay cho cá nhân

VII. Phủ định để mà phủ định

VIII. Khuynh hướng duy khoa học: sự không tương thích của mẫu hình

IX. Chú giải học: “tìm hiểu tất cả những gì có thể hiểu được”

PHẦN 3. TỪ THẾ GIỚI ĐẾN CON NGƯỜI

X. Khuynh hướng giao tiếp ngôn ngữ

XI. Triết học với tư cách là “giọng nói trong câu chuyện của loài người”

PHẦN 4. MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ VÀ  TÔN GIÁO PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

XII. Trường phái Frankfurt (Frankfurter schule): Phương án chiết trung dưới tên gọi Chủ nghĩa Marx phương Tây

XIII. Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism): Những làn sóng đấu tranh vì các giá trị không thể chối bỏ của nữ giới

XIV. Chủ nghĩa Marx mới: Nỗ lực tái thiết Chủ nghĩa Marx từ độ “khúc xạ” lịch sử

XV. Chủ nghĩa Đa nguyên chính trị (Political Pluralism): Truyền thống phương Tây và sự thể nghiệm không trọn vẹn

XVI. Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong chính trị 

XVII. Chủ nghĩa Thomas mới trong sự đối thoại tôn giáo, chính trị và khoa học

XVIII. Chủ nghĩa Nhân cách, hay Nhân vị (Personalism) và sự tôn vinh con người từ cách tiếp cận tôn giáo

Chủ nghĩa nhân vị Pháp

Chủ nghĩa nhân vị Nga

XIX. Vài nhận định về triết học chính trị và tôn giáo phương Tây hiện đại 

XX. Xu hướng vận động của triết học phương Tây hiện đại 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

_____________

Tác phẩm: HỌC THUYẾT BERGSON” - Le Bergsonisme
Tác giả: Gilles DELEUZE
Biên dịch: Nguyễn Anh Cường | Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính
IRED BOOKS | NXB TRI THỨC

HỌC THUYẾT BERGSON

(Le Bergsonisme)

“Dẫu sao thì Bergson cũng không thuộc về những triết gia gắn triết học với sự minh triết và cân bằng của riêng con người. Khai mở ta với cái phi nhân và với cái siêu nhân (những thời tục cao hơn hay thấp hơn thời tục của ta…), vượt qua thân phận con người, đó mới là ý nghĩa của triết học, dẫu cho thân phận kết án ta phải sống giữa những hỗn hợp bị phân tích sai, và dù bản thân ta là một hỗn hợp bị phân tích sai.” (Chương I)

Gilles Deleuze (1925-1995) là một trong những tác giả hậu hiện đại quan trọng nhất trong thế kỉ XX. Ông phát triển một triết học về sự trở thành, giải cấu trúc và phê phán quyền lực. Các nghiên cứu của ông có ảnh hưởng sâu rộng đến tư duy hậu hiện đại nói chung, bao gồm cả văn học, chính trị, điện ảnh, tâm lý học.

“Học Thuyết Bergson” khảo cứu hệ tư tưởng của triết gia quan trọng người Pháp vào đầu thế kỉ XX, Henri Bergson. Bergson đã đưa ra một cách hiểu hoàn toàn đột phá về vấn đề thời gian, khái niệm mà ông gọi là thời tục (la durée). Thời tục phân biệt với thời gian khách quan xét như là trải nghiệm trực tiếp của ý thức, mà không phải là một loại thời gian đã bị nhuộm màu trí tuệ, tức là một thời gian đã bị không gian hóa. Qua đó Bergson thiết lập thời tục như cái cơ chất mang tính bản thể của thực tại.

Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn đến các lý thuyết về sự sống, triết học tinh thần và mở rộng ra các ngành tâm lý học, sinh học, khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Song hành với các bước tiến của khoa học hiện đại trong việc khảo sát không-thời gian, Bergson đã mong muốn xây dựng một siêu hình học bổ khuyết cho nền khoa học này. Cuối cùng, khảo luận này của Deleuze, vốn được cho là một trong những diễn giải quan trọng nhất về Bergson, đã góp phần khơi lại các quan tâm nghiên cứu về Bergson vào cuối thế kỉ XX, đồng thời cũng cung cấp một cách hiểu về chính tư tưởng của Deleuze.

Quyển sách trình bày theo trình tự: phương pháp trực giác, nối tiếp ba khái niệm chủ đạo (thời tục, kí ức và đà sống) bao quát cả hệ thống trong hơn một trăm trang. Qua đó Deleuze nhấn mạnh tính thống nhất và chỉ ra quan hệ giữa các chặng đường này. Trước một văn bản quá ẩn ước và cô đọng như vậy, người dịch có viết thêm các phần chú giải thêm cho từng chương.

___________

Từ Hegel Đến Nietzsche: Cuộc Cách Mạng Tư Tưởng Thế Kỷ XIX

Tác giả: Karl Löwith

Dịch giả: Trần Nhựt Khang

Hiệu đính & Giới thiệu: TS. Dương Ngọc Dũng

Đơn vị Phát hành: SÁCH KHAI MINH (CÔNG TY TNHH NGHIÊN CỨU - XUẤT BẢN - GIÁO DỤC KHAI MINH)

Nhà Xuất Bản: NXB Phụ Nữ Việt Nam

Số trang: 744 trang

Khổ: 14 x 22 cm

Hình thức: bìa mềm

Giá bìa: 399.000đ

"Karl Löwith (1897-1973) cùng với Hannah Arendt, Hans Jonas, và Herbert Marcuse đều là những học trò xuất sắc, và được đào tạo và dẫn dắt bởi một trong những triết gia Đức vĩ đại của thế kỷ XX là Martin Heidegger. Tuy nhiên, Karl Löwith cũng như những người còn lại tìm cách "phủ định" ông thầy của mình không chỉ về mặt chính trị mà cả về mặt triết học. Löwith được xem là một trong những triết gia sung mãn nhất thế kỷ XX, viết hơn 300 tác phẩm, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm "Từ Hegel đến Nietzsche" diễn tả sự suy tàn của triết học cổ điển Đức. Cuốn sách làm sống động cái thời đại cùng tư tưởng của những triết gia được liệt vào hàng kinh điển của nước Đức. Hegel nổi lên như người trung gian vĩ đại giữa các mặt đối lập, ông đã cố gắng và có lẽ đã xóa bỏ mọi căng thẳng giữa đức tin và lý trí, khách quan tính và tính chủ quan, cá nhân và nhà nước, lý thuyết và thực tiễn. Những triết gia hậu thế, đặc biệt là Marx và Kierkegaard, đã xé nát những gì Hegel đã vạch ra. Vào thời Nietzsche, thế giới quan của Hegel, cùng hầu hết mọi loại thế giới quan trong quá khứ, bị lung lay tận gốc, do đó Nietzsche buộc phải nỗ lực tái thiết và để rồi kết thúc cái thời đại ấy trong sự điên loạn của ông. Đây là một cuốn triết sử-sử triết kinh điển, đúng như tiêu đề của nó, đã tạo nên cuộc cách mạng tư tưởng thế kỷ 19, rất đáng đọc!"

Cty TNHH Nghiên cứu - Xuất bản - Giáo dục Khai Minh;

Trân trọng giới thiệu./.

***

MỤC LỤC

Lời tựa cho ấn bản tiếng Việt - Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng

Lời tựa cho ấn bản Morningside - Hans-Georg Gadamer

Lời tựa cho ấn bản thứ nhất - Karl Löwith

PHẦN I

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ CỦA TINH THẦN ĐỨC TRONG THẾ KỶ XIX

Dẫn Nhập: Goethe Và Hegel

1. Ý tưởng của Goethe về hiện tượng sơ nguyên [Primary Phenomena] và sự thấu hiểu về cái tuyệt đối của Hegel

a. Thống nhất về nguyên tắc.

b. Khác biệt trong cách trình bày.

2. Hoa hồng và thập giá.

a. Goethe phản bác sự kết nối lý tính và thập giá của Hegel

b. Kết nối nhân loại với thập giá của Goethe.

c. Ý nghĩa kiểu Luther về hoa hồng và thập giá.

d. “Tôn giáo Kháng cách” của Hegel và Goethe.

e. Chủ nghĩa ngoại giáo Kitô của Goethe và Kitô giáo triết học của Hegel

f. Sự kết thúc của thế giới theo Goethe và Hegel

Nguồn Gốc Sự Phát Triển Tinh Thần Của Thời Đại Trong Triết Học Về Lịch Sử Tinh Thần Của Hegel

I. Ý nghĩa “cánh chung” (eschatological) trong sự chung cuộc của lịch sử thế giới và tinh thần theo quan điểm của Hegel

1. “Bản thiết kế cánh chung” của lịch sử thế giới

2. Bản chất cánh chung của các hình thức tuyệt đối của tinh thần

a. Nghệ thuật và tôn giáo

b. Triết học

3. Sự giải hòa triết học với nhà nước và Kitô giáo của Hegel

II. Hegel già, Hegel trẻ, Hegel-mới

1. Bảo tồn triết học Hegel của phái Hegel già

2. Lật đổ triết học Hegel bởi phái Hegel trẻ

a. L. Feuerbach (1804-1872)

b. A. Ruge (1802-1880)

c. K. Marx (1818-1883)

d. M. Stirner (1806-1856)

e. B. Bauer (1809-1882)

f. S. Kierkegaard (1813-1855)

g. Mối quan hệ của Schelling với phái Hegel trẻ

3. Tân trang triết học Hegel của những người theo trường phái Hegel-mới

III. Giải trừ “những cái trung giới” của Hegel trong “lựa chọn duy nhất” của Marx và Kierkegaard

1. Phê phán chung về quan niệm của Hegel về hiện thực

2. Những khác biệt quan trọng giữa Marx và Kierkegaard

a. Marx

b. Kierkegaard

3. Phê phán thế giới tư bản chủ nghĩa và Kitô giáo được thế tục hóa

a. Marx

b. Kierkegaard

4. Sự phân ly với tư cách nguồn gốc của sự giải hòa của Hegel

Triết Học Về Lịch Sử Trở Thành Khát Vọng Về Sự Vĩnh Cửu

IV. Nietzsche là triết gia của thời đại chúng ta và của sự vĩnh cửu

1. Đánh giá của Nietzsche về Goethe và Hegel

2. Quan hệ của Nietzsche với chủ nghĩa Hegel vào những năm 40 [của thế kỷ XIX]

3. Nỗ lực vượt qua chủ nghĩa hư vô của Nietzsche

V. Tinh thần của thời đại và câu hỏi về sự vĩnh cửu

1. Tinh thần của các thời đại trở thành tinh thần của thời đại

2. [Quan niệm về] Thời gian và Lịch sử của Hegel và Goethe

a. Hiện tại với tư cách là sự Vĩnh cửu

b. Triết học về lịch sử của Hegel và quan điểm của Goethe về tiến trình của thế giới

PHẦN II

NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ CỦA THẾ GIỚI TƯ SẢN – KITÔ GIÁO

I. Vấn Đề Của Xã Hội Tư Sản

1. Rousseau: Tư sản và công dân

2. Hegel: Xã hội tư sản và nhà nước tuyệt đối

3. Marx: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

4. Stirner: Cái “Tôi” cá nhân là cơ sở chung của con người tư sản và vô sản

5. Kierkegaard: Cái tôi tư sản – Kitô giáo

6. Donoso Cortes và Proudhon: Chế độ độc tài Kitô giáo từ bên trên và sự tái lập xã hội vô thần từ bên dưới 

7. A. de Tocqueville: Sự phát triển của nền dân chủ tư sản thành chế độ chuyên chế dân chủ

8. G. Sorel: Nền dân chủ phi tư sản của giai cấp công nhân

9. Nietzsche: “Bầy người” và thủ lĩnh của nó

II. Vấn Đề Lao Động

1. Hegel: Lao động là từ bỏ chính mình trong kiến lập thế giới

2. C. Rossler và A. Ruge: Lao động là chiếm hữu thế giới và giải phóng con người

3. Marx: Lao động là sự tự-tha hóa của con người trong một thế giới không phải của mình

a. Phê phán quan niệm cổ điển trừu tượng về lao động

b. Phê phán quan niệm trừu tượng về lao động trong triết học Hegel

4. Kierkegaard: Ý nghĩa của lao động đối với bản ngã

5. Nietzsche: Lao động là sự giải thể của sùng kính và chiêm nghiệm

III. Vấn Đề Giáo Dục

1. Chủ nghĩa nhân văn chính trị của Hegel

2. Phái Hegel trẻ

a. Chính trị hóa giáo dục thẩm mỹ của Ruge

b. Quy giản giáo dục nhân văn và giáo dục khoa học của Stirner thành sự tự tỏ bày cá nhân

c. Phê phán của Bauer về sự sáo rỗng của “cái phổ biến”

3. J. Burckhardt bàn về thế kỷ giáo dục và G. Flaubert bàn về những mâu thuẫn của tri thức

4. Phê phán của Nietzsche về giáo dục, hiện tại và quá khứ

IV. Vấn Đề Con Người

1. Hegel: Tinh thần tuyệt đối là bản chất phổ biến của con người

2. Feuerbach: Con người bằng xương bằng thịt là bản chất tối cao của con người

3. Marx: Giai cấp vô sản là khả năng của con người tập thể

4. Stirner: Cái “Tôi” cá nhân là Chủ sở hữu của Con người

5. Kierkegaard: Bản ngã cô đơn là một nhân tính tuyệt đối

6. Nietzsche: Siêu nhân là Sự siêu vượt của Con người

V. Vấn Đề Kitô Giáo

1. Quan niệm Hegel về vị thế cao hơn của triết học so với tôn giáo

2. Strauss quy giản Kitô giáo thành huyền thoại

3. Feuerbach quy giản Kitô giáo vào bản chất của con người

4. Sự thay thế Kitô giáo bằng nhân tính của Ruge

5. Sự giải trừ Thần học và Kitô giáo của Bauer

6. Giải thích của Marx về Kitô giáo như là một thế giới suy đồi

7. Hủy diệt có tính hệ thống về thần thánh và con người của Stirner

8. Khái niệm nghịch lý về đức tin và sự công kích của Kierkegaard  vào Kitô giáo đương thời

9. Phê phán đạo đức và văn minh Kitô giáo của Nietzsche

10. Phê phán chính trị của Lagarde đối với Giáo hội Kitô

11. Phân tích lịch sử của Overbeck về Kitô nguyên thủy và Kitô giáo lịch sử. 324

Tài liệu tham khảo

Niên biểu

Chú thích

Bảng trỏ (index)

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá PEDRO

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhSÁCH KHAI MINH
Ngày xuất bản2024-02-26 00:00:00
Dịch GiảĐinh Ngọc Thạch biên dịch và biên soạn - Phạm Đình Nghiệm biên dịch; Nguyễn Anh Cường dịch, NNC Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính; Trần Nhựt Khang dịch; TS. Dương Ngọc Dũng hiệu đính & giới thiệu
Số trang1638
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Lao Động
SKU6855056266103
Liên kết: Sữa tắm dưỡng ẩm phục hồi da Dr. Belmeur Mild Derma Body Wash The Face Shop (500ml)