Cầm thư quán là tiểu thuyết lịch sử lấy bối cảnh thời Lê Thánh Tông. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là chị em Ngọc Thư và Ngọc Cầm, sống trong Cầm thư quán bên hồ Dâm Đàm, được bao quanh bởi sông nước mây trời và đầm sen thanh mát.
Cả hai nàng đều tài sắc vẹn toàn khi đàn hay thơ giỏi, vốn ham đọc sách.
Hai nàng mang phận nữ nhi nhưng lại không giống nữ nhi thường tình, không ham vinh hoa, quyền quý. Ngược lại, cả hai đều có cái nhìn khinh bạc đối với địa vị vinh hoa, cười nhạo những kẻ chỉ biết luồn cúi, hư vinh. Nói như cách nói của Ngọc Thư, “muốn vứt xuống hồ cho cá rỉa”. Cả hai nàng cùng khát khao được tự do, được vươn ra biển lớn, được sống cuộc sống phiêu du. Khát khao ấy luôn thường trực trong tâm thức. Tiếng sóng biển, khúc “Hải du” dang dở luôn thôi thúc Ngọc Thư và Ngọc Cầm.
Tiếng đàn của Ngọc Cầm đã khiến Thánh thượng vô tình nghe thấy nhưng lại mê mẩn đi tìm. Dung nhan của Ngọc Cầm cùng tính cách có phần khinh bạc hư vinh đã khiến Thánh thượng ngẩn ngơ tới mức “vuột tay đánh rơi cả chén trà”.
Sau những lần trò chuyện, Ngọc Cầm thương cảm cho sự cô độc của Thánh thượng cho người quân vương, cho những tiếng lòng ít người thấu hiểu giữa nơi cung cấm, tầng tầng giai nhân. Ngược lại, Thánh thượng đã không hiểu và mãi mãi không hiểu được tâm tư, ước mơ của nàng. Có chăng, Ngọc Cầm cũng giống như một thứ để Thánh thượng khẳng định chính mình. Chỉ một phép thử của Ngọc Thư, ở nơi cung cấm, không có Ngọc Cầm, Thánh thượng đã nhanh chóng nói lời yêu thương với Ngọc Thư.
Khác với vẻ bề ngoài yểu điệu thục nữ, là một tâm hồn kiên định và khẳng khái. Thánh thượng đã không còn quan trọng trong lòng Ngọc Cầm. Ngọc Cầm đã đắng đót mà nói rằng: “Bậc quân vương đã dẫm lên bao nhiêu máu thịt để có được một thời thái bình thịnh trị? Điệu biên tái hóa ra là vậy ư? Đằng sau tráng ca là bi phẫn để rồi tất cả đều bị xóa nhòa bởi thời gian. Chỉ những cơn gió… phải rồi… gió lang thang tung cờ biên ải, gió cuồn cuộn xao động biển khơi… Chỉ có gió mới thực là tiêu diêu tự tại ngự trị nơi biển lớn. Nhập cung ư? Cơn gió nào sẽ chịu nhập cung?” Khi Thánh thượng ban Thánh chỉ, phong Ngọc Cầm là Huyền Phi. Huyền Phi ư? Cái danh mơ ước của nhiều người con gái nơi cung cấm, nhưng lại như nhát dao cắt cứa vào tấm chân tình của Ngọc Cầm. Hơn thế đã cắt đứt những vướng bận trọng lòng nàng.
Sự chênh lệch về cái nhìn, khác nhau về ước mơ đã khiến Thánh thượng mãi mãi không có được Ngọc Cầm.
Với chất văn đẹp và lạnh, cuốn tiểu thuyết cho độc giả thương cảm hơn với thân phận người phụ nữ hồng nhan bạc phận.
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
Ngoài ra, Hà Thủy Nguyên còn được biết tới với vai trò là biên kịch với những bộ phim truyền hình như Blog nàng dâu, Rubik tình yêu, Nếp nhà,
Một số trích đoạn hay:
Đoạn trích 1: “Thánh thượng lặng thinh. Ngài chỉ biết thở dài theo bóng đen của Ngọc Cầm đổ trên sàn gỗ. Đột ngột ngài đứng dậy, bước thật nhanh, toan chạm vào dải yếm đỏ. Nhưng… đôi tay Ngọc Cầm vẫn lướt nhanh trên cung bậc. Ngài đành ngồi xuống bên cạnh và bị mê hoặc bởi năm ngón tay ngà trượt dần theo những sợi tơ…
Tấm yếm đỏ - cổ cao trắng ngần! Khúc thanh tâm - sóng lặng dưới màn sương! Nếu cứ ngồi trong thủy đình để nhìn lên trời thì chẳng bao giờ có thể thấy trăng.”
Đoạn trích 2:
“Ai đếm nổi bao cánh đào rơi buổi xuân tàn? Ai thấu hết thanh hương từ bầu rượu sen đang lênh láng trên mặt bàn… Gót hài kia đang đi về đâu thế? Đất trời rộng bao la làm vậy mà sao chẳng nơi nào có thể là nơi ta tung cánh tự do? Thế gian chua ngoa, độc ác đâu có chỗ cho những cánh hoa đào mỏng mảnh sống qua được mùa xuân…”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Bookcare | Có |
---|---|
Công ty phát hành | Nhà xuất bản Phụ Nữ Việt Nam |
Kích thước | 20 x 13 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 172 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Việt Nam |
SKU | 1868861210146 |