Combo 3 cuốn sách Giải Quyết Vụ Án Hành Chính + Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự + Giải Quyết Vụ Án Hình Sự

Combo 3 cuốn sách Giải Quyết Vụ Án Hành Chính + Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự + Giải Quyết Vụ Án Hình Sự (sách chuyên khảo).Cuốn 1: Giải Quyết Vụ Án Hành ChínhLời giới thiệuPháp luật hành...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo 3 cuốn sách Giải Quyết Vụ Án Hành Chính + Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự + Giải Quyết Vụ Án Hình Sự

Combo 3 cuốn sách Giải Quyết Vụ Án Hành Chính + Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự + Giải Quyết Vụ Án Hình Sự (sách chuyên khảo).

Cuốn 1: Giải Quyết Vụ Án Hành Chính

Lời giới thiệu

Pháp luật hành chính là công cụ pháp luật có hiệu quả nhằm thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc giải quyết các quan hệ pháp luật hành chính tranh chấp, góp phần bảo vệ công lý, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước. Luật Tố tụng hành chính quy định những nguyên tắc cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hành chính. Trình tự, thủ tục khởi kiện, xét xử, thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính cho thấy, pháp luật hiện hành quy định mới chỉ có luật khung, chưa quy định tính định lượng cụ thể, tính ổn định của pháp luật chưa cao, còn những mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, thậm chí còn có cả những sai sót, dẫn đến việc giải quyết các quan hệ pháp luật hành chính tranh chấp thường gặp những khó khăn nhất định. Do đó, việc nghiên cứu giải quyết vụ án hành chính một cách có hệ thống và toàn diện để làm sâu sắc thêm lý luận thực sự đang là chủ đề thu hút, chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật của giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

         Cuốn sách “Giải Quyết Vụ Án Hành Chính” đề cập và lý giải ở mức độ nhất định, đã cung cấp những kiến thức xã hội, pháp luật và thực tiễn, đề cập những vấn đề mới về cách tiếp cận và quan niệm, cơ sở, tính chất và phạm vi. Tuy nhiên, việc giải quyết vụ án hành chính là vấn đề rộng lớn, phức tạp, đa dạng và nhạy cảm, cho nên nhiều vấn đề vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tranh biện trên diễn đàn khoa học. Dù đã cố gắng, nhưng cuốn sách vẫn không tránh khỏi những sơ suất, hạn chế và thiếu sót nhất định, mọi trách nhiệm thuộc về tác giả. Tác giả kính mong người đọc cảm thông, gửi những ý kiến phản hồi, phê bình để tác giả tiếp thu, sửa chữa, hoàn thiện trong lần tái bản sau.

         Tác giả bày tỏ sự biết ơn sâu sắc Nhà xuất bản Lao Động, các đồng nghiệp đã khuyến khích, ủng hộ để tác giả giới thiệu cuốn sách đến người đọc và hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người đọc và bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cần thiết trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có ích dành cho những người quan tâm.    

  • Sách khổ: 14.5x20.5cm - số trang: 400 – giá bìa: 185.000 VNĐ

Cuốn 2: Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự

Lời giới thiệu

Pháp luật dân sự là công cụ pháp luật hữu hiệu nhằm thúc đẩy các giao dịch dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc xử lý các quan hệ pháp luật dân sự tranh chấp. Trong thực tiễn thụ lý và xét xử hiện nay cho thấy, việc giải quyết quan hệ pháp luật dân sự tranh chấp thường gặp một số khó khăn bởi do chưa có quy định của pháp luật hoặc mới có luật khung, chưa có tính định lượng cụ thể, tính ổn định không cao, các quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo và vẫn còn có những sai sót. Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, tòa án phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề giải quyết quan hệ pháp luật dân sự tranh chấp một cách có hệ thống và toàn diện để làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận, thực sự đang là chủ đề thu hút, chú ý của các nhà nghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn trong quá trình áp dụng pháp luật của giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

Cuốn sách “Giải quyết vụ việc dân sự” đề cập và lý giải ở mức độ nhất định về những vấn đề nêu trên, cung cấp những kiến thức xã hội, pháp luật và thực tiễn, đề cập nhiều vấn đề mới về cách tiếp cận và quan niệm, cơ sở, tính chất và phạm vi. Tuy nhiên, việc giải quyết quan hệ pháp luật dân sự tranh chấp là vấn đề rộng lớn, phức tạp, đa dạng và nhạy cảm, cho nên nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi và tranh biện trên diễn đàn khoa học pháp luật. Hy vọng rằng, cuốn sách sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của bạn đọc và sẽ là tài liệu tham khảo dành cho những người quan tâm.

Tuy đã cố gắng, nhưng cuốn sách vẫn không tránh khỏi một số hạn chế và những thiếu sót nhất định, mọi trách nhiệm thuộc về tác giả. Xuất phát từ quan điểm không quá cầu toàn và cố gắng tối đa để tránh những khiếm khuyết, chắc chắn rằng, với sự cảm thông và những ý kiến đóng góp, phê bình của bạn đọc cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

 

MỤC LỤC  

Chương 1

QUAN HỆ PHÁP LUẬT                                                                

  1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT
  2. ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT
  3. Tính ý chí của quan hệ pháp luật
  4. Quan hệ pháp luật được hình thành và tồn tại trên cơ sở quy phạm pháp luật
  5. Quan hệ pháp luật có nội dung quyền và nghĩa vụ
  6. Quan hệ pháp luật có sự phù hợp giữa nội dung, hình thức và được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước.
  7. Quan hệ pháp luật có tính điển hình, phổ biến và ổn định tương đối
  8. Chức năng và phân loại cấu thành quan hệ pháp luật

III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT

  1. Vị trí
  2. Vai trò
  3. CẤU THÀNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT
  4. Chủ thể quan hệ pháp luật
  5. Khách thể quan hệ pháp luật
  6. Nội dung quan hệ pháp luật
  7. Mặt khách quan của quan hệ pháp luật
  8. Mặt chủ quan của quan hệ pháp luật
  9. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT
  10. Sự biến pháp luật
  11. Hành vi pháp luật
  12. XUNG ĐỘT QUAN HỆ PHÁP LUẬT
  13. Khái niệm
  14. Nguyên nhân
  15. Phương thức giải quyết
  16. Các giai đoạn giải quyết quan hệ pháp luật dân sự tranh chấp
  17. Giải quyết quan hệ pháp luật dân sự tranh chấp trong trường hợp cùng giao dịch.

Chương 2

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ

 

PHẦN I: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

  1. YÊU CẦU VÀ THỤ LÝ VIỆC DÂN SỰ
  2. Yêu cầu
  3. Thụ lý.
  4. XÉT YÊU CẦU
  5. Chuẩn bị xét yêu cầu
  6. Phiên họp sơ thẩm xét yêu cầu

III. QUYẾT ĐỊNH

  1. Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự
  2. Chuẩn bị xét kháng cáo, kháng nghị
  3. Phiên họp phúc thẩm xét yêu cầu
  4. MỘT SỐ YÊU CẦU PHỔ BIẾN
  5. Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
  6. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
  7. Yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
  8. Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết
  9. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
  10. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng không có hiệu lực pháp luật
  11. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động không có hiệu lực pháp luật, thỏa ước lao động tập thể không có hiệu lực pháp luật
  12. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
  13. Yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam
  14. Yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển
  15. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

  1. KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ
  2. Khởi kiện
  3. Thụ lý
  4. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN
  5. Hồ sơ vụ án
  6. Mục đích, yêu cầu, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án
  7. Nghiên cứu hồ sơ một số vụ án đặc thù
  8. Thu thập nguồn chứng cứ
  9. Đánh giá nguồn chứng cứ
  10. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
  11. Đình chỉ giải quyết vụ án
  12. Công nhận sự thỏa thuận của đương sự
  13. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có)

III. XÉT XỬ

  1. Chuẩn bị xét xử
  2. Xét xử cấp thứ nhất (sơ thẩm)
  3. Xét xử cấp thứ hai (phúc thẩm)
  4. Xem xét quyết định của tòa án xét xử cấp thứ nhất bị kháng cáo, kháng nghị

 

Chương 3

MỘT SỐ TRANH CHẤP PHỔ BIẾN

 

  1. QUYỀN SỞ HỮU
  2. Đòi tài sản
  3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại
  4. Yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
  5. ĐẶT CỌC
  6. Quan điểm
  7. Đặt cọc không có hiệu lực pháp luật

III. CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

  1. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất
  2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
  3. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất không có hiệu lực pháp luật
  4. Hậu quả của giao dịch không có hiệu lực pháp luật
  5. Một số tranh chấp đặc thù
  6. HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
  7. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
  8. Tranh chấp hợp đồng thuê nhà, thuê quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước giữa vợ chồng
  9. NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI NHỜ NGƯỜI TRONG NƯỚC ĐỨNG TÊN NHÀ ĐẤT
  10. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà, đất ở Việt Nam
  11. Người việt Nam định cư ở nước ngoài không được sở hữu nhà, đất ở Việt Nam
  12. Người không thuộc diện không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hoặc bị hạn chế về số lượng nhà ở tại Việt Nam
  13. HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ
  14. Mốc thời gian để áp dụng văn bản pháp luật
  15. Điều kiện hợp đồng mua bán nhà có hiệu lực pháp luật
  16. Hợp đồng mua bán nhà không có hiệu lực pháp luật
  17. Thời hiện yêu cầu hợp đồng mua bán nhà không có hiệu lực pháp luật về mặt hình thức
  18. Những điểm cần lưu ý khi mua bán nhà, quyền sử dụng đất
  19. Mua bán nhà hình thành trong tương lại

VII. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN

  1. Khái niệm
  2. Nguyên tắc bồi thường

VIII. HỤI

  1. Hụi thỏa thuận không có lãi
  2. Hụi thỏa thuận có lãi
  3. Tranh chấp giữa chủ hụi và thành viên không thực hiện đúng thỏa thuận
  4. Thời hiệu khởi kiện
  5. HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
  6. Khái niệm
  7. Điều kiện giao kết
  8. Lãi suất
  9. Biện pháp bảo đảm

Chương 4

CHUYÊN ĐỀ

  1. Hợp đồng
  2. Giao dịch bảo đảm
  3. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.
  4. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
  5. Án lệ

Tác giả chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Lao Động và các bạn đồng nghiệp đã góp ý, khuyến khích, ủng hộ cho ra mắt bạn đọc cuốn sách này.

Sách khổ: 14.5x20.5cm ; số trang 406 ; giá bìa: 210.000 đ/cuốn

Cuốn 3: Giải Quyết Vụ Án Hình Sự

MỤC LỤC

Chương 1: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
I. TIẾP NHẬN TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm.
II. KHỞI TỐ
1. Khởi tố vụ án.
2. Khởi tố người bị buộc tội.
III. ĐIỀU TRA
1. Điều tra theo tố tụng thông thường.
2. Điều tra theo tố tụng đặc biệt.
3. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
IV. TRUY TỐ
1. Nhập hoặc tách vụ án
2. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
3. Tạm đình chỉ, đình chỉ, phục hồi vụ án
4. Quyết định truy tố người bị buộc tội
V. XÉT XỬ
Phần 1: Nghiên cứu hồ sơ
1. Hồ sơ vụ án.
2. Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.
3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
4. Tạm đình chỉ, đình chỉ, phục hồi vụ án
5. Toà án yêu cầu viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ.
6. Viện kiểm sát rút quyết định tuy tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Phần 2: Mở phiên toà.
A. XÉT XỬ CẤP THỨ NHẤT
1. Chuẩn bị xét xử
2. Khai mạc phiên toà
3. Xét hỏi
4. Tranh tụng
5. Nghị án
6. Bản án và các quyết định
7. Tuyên án
8. Biên bản phiên toà
9. Những việc sau khi kết thúc phiên toà
B. XÉT XỬ CẤP THỨ HAI
1. Cơ sở phát sinh xét xử cấp thứ hai
2. Chuẩn bị xét xử
3. Phiên toà xét xử
4. Thẩm quyền
5. Bản án và các quyết định
6. Những việc sau khi kết thúc phiên toà
VI. THI HÀNH ÁN
1. Thời hiệu
2. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt.
3. Miễn hình phạt
4. Miễn chấp hành hình phạt
5. Giảm hình phạt đã tuyên
VII. XOÁ ÁN TÍCH
1. Thời hạn xoá án.
2. Đương nhiên được xoá án.
3. Xoá án theo quyết định của toà án.
4. Xoá án trong trường hợp đặc biệt.
Chương 2: XÁC ĐỊNH HÀNH VI PHẠM TỘI
I. TỔNG QUAN
1. Khái niệm
2. Các dạng xác định hành vi phạm tội
3. Căn cứ pháp lý để xác định hành vi phạm tội.
4. Căn cứ khoa học để xác định hành vi phạm tội.
5. Các giai đoạn xác định hành vi phạm tội.
6. Xác định hành vi phạm tội chưa hoàn thành
7. Xác định hành vi phạm tội đã hoàn thành.
8. Xác định hành vi phạm tội trong trường hợp tự ý nửa trừng chấm dứt việc phạm tội.
9. Xác định hành vi phạm tội trong trường hợp cùng phạm tội.
10. Xác định hành vi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm.
11. Kết luận
II. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HÀNH VI PHẠM TỘI PHỔ BIẾN
Chương 3: CHUYÊN ĐỀ
A. Nguyên tắc suy đoán không phạm tội.
B. Chứng cứ trong vụ án hình sự.
C. Tranh tụng – sự hình thành tự nhiên trong tố tụng.
D. Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đ. Quyết định hình phạt.
E. Toà án – chủ thể giải thích pháp luật.

Giải Quyết Vụ Án Hình Sự (sách chuyên khảo)

Tác giả: TS. Nguyễn QUang Hiền

Số trang; 468

Nhà xuất bản Lao Động xuất bản năm 2022.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá TUCKER

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNhà sách Tư pháp
Loại bìaBìa mềm
Số trang1277
Nhà xuất bảnNhiều Nhà Xuất Bản
SKU7617295764258
Liên kết: Set 5 miếng Mặt nạ Bơ hạt mỡ Real Nature Shea Butter Face Mask The Face Shop