Chữ “Phật” là từ âm tiếng Phạn Ấn Độ mà dịch ra, kỳ thật chữ này có thể đem dịch sang Trung văn, nhưng tại sao lại không dịch? Vì trong trung tâm dịch kinh thời xưa quan niệm có năm loại không dịch. Từ này thuộc về lòng tôn kínhnên không dịch. Chỉ có thể dịch âm, ý nghĩa là trí tuệ, giác ngộ. Tuy nhiên hàm ý trong danh từ “Phật” vượt ra ngoài lý giải của chúng ta. Trí tuệ của ngài là trí tuệ viên mãn, giác ngộ của ngài là triệt để giác ngộ. Nói cách khác, đối với cảvũ trụ nhân sinh, thậm chí đến quá khứ vị lai, chân thật không gì không biết, không gì không giác. Phải đạt đến cảnh giới như vậy mới gọi là thành Phật.
Nếu các vị hiểu rõ hàm ý của chữ Phật này thì liền biết “tức thân thành Phật” của mật tông có thể thành được hay không? Ngay trong đời hiện tại, hoặc trong thời gian tu học ngắn ngủi của bạn, bạn có thể tường tận thông suốt đượcchân tướng của vũ trụ nhân sinh hay không? không hề tường tận là không thể thành Phật. Lời nói của thiền tông so với “tức thân thành Phật” của mật tông, tôi cảm thấy ý nói tiến bộ thêm một chút. Vì nó có điều kiện, điều kiện là minh tâm kiến tánh, kiến tánh mới thành Phật. Ai có thể đạt đến được minh tâm? . Do đây mà biết, tâm chúng ta không minh, hiện tại tâm này bị mê hoặc. Yêu cầu tu học của thiền tông là phá trừ mê hoặc, hồi phục tự tánh. Khi mê, Phật pháp gọi là “tâm”, khi giác ngộ thì gọi là “tánh”. Các vị phải biết “tâm” cùng “tánh” là một thể. Nếu tâm sáng suốt thì gọi là bổn tánh, nhà Phật gọi là “chân như”. Lúc nào bạn đã kiến tánh, minh tâm thì lúc đó gọi bạn là Phật, bạn không còn là phàm phu nữa. Khác biệt giữa phàm phu và Phật ở chỗ này. Phàm phu chúng ta phải mặc áo ăn cơm, Phật Bồ tátcũng mặc áo ăn cơm; phàm phu chúng ta có công việc, Phật Bồ tát mỗi ngày cũng làm việc, trên sự tướng thì không hề khác nhau, khác biệt chính là cảnh giới. Họ có trí tuệ chân thật, chân thật không gì không biết, không gì không thể. Nếu chúng ta hiểu rõ thì liền hiểu được hai câu nói này.
Tuy trong kinh luận, trong chú sớ của đại đức xưa có, nhưng trên thực tế thì tuyệt đối không phải người thông thường có thể làm được. Nói đến “tức thân thành Phật” của mật tông, trong Văn Sao của Ấn Quang đại sư đã nói rất rõ ràng,chúng ta không cần phải bàn nhiều. Trước khi lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vãng sanh không lâu, tôi có gặp ông, ông cũng là truyền nhân của mật tông, bản thân ông là Kim Cang Thượng sư. Ông rất thành thật nói với tôi: “vào thời đại này,căn cơ để học mật đã không còn nữa”, nói cách khác, học mật nếu muốn ngay đời này thành tựu thì không thể tìm ra.Mật tông không thể thành tựu, thiền tông cũng rất khó tương tự. Kinh Đại Tập, Phật nói: “Thời kỳ mạt pháp chỉ có pháp môn tịnh độ đới nghiệp vãng sanh”, pháp này dễ dàng thành tựu, hơn nữa còn thành tựu ổn định. Chúng ta tuân theolời giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni chính là học sinh tốt của Phật, chăm chỉ nỗ lực niệm Phật, y theo ba kinh một luận của tịnh độ mà tu tập, tương lai nhất định có kết quả tốt đẹp.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công Ty TNHH TM - DV Chính Thông |
---|---|
Ngày xuất bản | 2013-11-05 13:31:18 |
Kích thước | 14.5 x 20.5cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 452 |
SKU | 2595281076632 |
sách osho thần số học luật tâm thức thích nhất hạnh hành trình của linh hồn huyền thuật và các đạo sĩ tây tạng ngọc sáng trong hoa sen hoa sen trên tuyết thả trôi phiền muộn nguyên phong hành trình về phương đông không giới hạn muôn kiếp nhân sinh minh triết trong đời sống hiểu về trái tim năng đoạn kim cương luật hấp dẫn nếu biết trăm năm là hữu hạn suối ngùôn kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau con đường hồi giáo kinh thánh tĩnh lặng muôn kiếp nhân sinh phần 2 giận - thích nhất hạnh mật tông phật học phổ thông gieo trồng hạnh phúc tất cả chỉ là ý nghĩ