Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi. Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Raineesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho.
Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là "đạo sư" của một dòng Thiền. Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng. Ông là một người gây nên rất nhiều tranh cãi trong số những ai quan tâm đến triết học phương đông, trong giới những người tầm cầu tôn giáo và đạo sư. Có thể nói, ông là một trong những người gây phân hóa cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài giảng về tôn giáo và triết học.
Nhân cách của Osho có một sức thu hút mãnh liệt, nó biểu hiện trong những bài luận giải xuất chúng của ông về mọi vấn đề tôn giáo và triết học, kể cả về các bộ kinh lâu đời nhất mà nhiều vị luận sư đã dày công trình bày. Những ai đã gặp ông đều thừa nhận Osho có một tài hùng biện đầy ma lực, một sự hấp dẫn cá nhân mà người nghe hầu như không thể cưỡng lại.
1. OSHO - Can Đảm Biến Thách Thức Thành Sức Mạnh
Đừng gọi đó là bất định – hãy gọi là bất ngờ
Đừng gọi nó là bất an – hãy gọi là tự do.
Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà thay vào đó là sự hiện diện của toàn bộ nỗi sợ hãi và lòng can đảm để đối mặt với nó.
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” giúp bạn có cái nhìn toàn diện về nỗi sợ hãi: nguồn gốc của nỗi sợ và làm thế nào để hiểu chúng, tìm thấy can đảm để đối mặt với chúng.
Xuyên suốt cuốn sách, Osho khuyên chúng ta rằng: mỗi khi phải đối mặt với sự không chắc chắn, hay thay đổi trong cuộc sống, đó thực sự là một lý do để bạn vui mừng, thay vì bám víu vào những điều quen thuộc, chúng ta có thể xem những tình huống này là cơ hội khám phá và làm giàu sự hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh.
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” bắt đầu bằng một sự khám phá sâu sắc về ý nghĩa của lòng can đảm và cách nó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không giống như những cuốn sách khác tập trung vào các hành động can đảm anh hùng trong những hoàn cảnh đặc biệt, điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là phát triển lòng can đảm bên trong của mỗi người, từ đó bạn có thể thoát ra khỏi sự nhút nhát, lo sợ để biến thách thức thành sức mạnh. Khi đó bạn vững vàng để sống thật với chính mình. Đây chính là sự can đảm để thay đổi khi cần thay đổi, can đảm đứng lên cho sự thật của chính chúng ta, thậm chí chống lại ý kiến của người khác, và can đảm để nắm lấy cái mà không biết mặc dù chúng ta sợ hãi - trong mối quan hệ của chúng ta, trong sự nghiệp của chúng ta, hoặc trong hành trình đang diễn ra của sự hiểu biết chúng ta là ai, và tại sao chúng ta lại ở đây? Hãy tin tưởng vào cái không biết. Cái đã biết chính là tâm trí. Cái không biết không thể là tâm trí. Tâm trí là nơi tích lũy những thứ đã biết. Như việc bạn đến ngã ba đường, tâm trí của bạn sẽ nói: “Đi lối này, đây là con đường quen thuộc”. Nếu lắng nghe nội tâm, bạn sẽ đi theo cái không quen thuộc, cái không biết. Vì chính bản thân của mỗi người luôn thích phiêu lưu, khám phá. Cho nên, hãy luôn lắng nghe cái không biết và thu hết can đảm để đi vào chốn vô định.
Qua cuốn sách bạn sẽ hiểu hơn về sự can đảm là đánh đổi cái đã biết để tìm đến cái hư vô, đánh đổi cái quen thuộc để tìm đến những điều xa lạ, đánh đổi sự tiện nghi ấm cúng để tìm đến cái bất tiện, đánh đổi cuộc hành hương gian nan để tìm đến một nơi vô định. Không ai biết được liệu mình có làm được hay không cho đến khi chính bạn phải bước vào những nỗi đau, thì khi đó bạn mới tin rằng không có điều gì là giới hạn trong sự chế ngự của sức mạnh can đảm ở mỗi con người.
2. OSHO - Sáng Tạo Bừng Cháy Sức Mạnh Bên Trong
Trong đời sống hiện đại, ai cũng cần có khả năng đáp ứng một cách sáng tạo trước những thử thách mới. Những ai chỉ biết đối diện với cuộc đời bằng những gì đã học trong quá khứ thì sẽ bị thiệt thòi ghê gớm trong các mối quan hệ lẫn trong sự nghiệp của mình.
Để chuyển từ thái độ sống bắt chước và bị gò bó bởi các nguyên tắc sang lối sống sáng tạo và linh hoạt, chúng ta cần phải thay đổi sâu sắc thái độ của chúng ta về bản thân và về khả năng của chính mình. Sáng tạo là sự nổi loạn ngoạn mục nhất trong cuộc sống.
Để sáng tạo, bạn phải thoát khỏi mọi khuôn phép; bằng không, sự sáng tạo của bạn chỉ là một bản sao chép không hơn không kém. Bạn cũng chỉ có thể sáng tạo khi bạn tồn tại như một cá thể riêng biệt, độc đáo và tách rời khỏi tâm lý đám đông.
Người sáng tạo không thể bước theo lối mòn cũ kỹ. Anh ta phải vạch ra hướng đi riêng cho mình, phải tự khám phá những bí ẩn của cuộc đời. Anh ta phải dấn thân, phải vượt ra khỏi tâm trí của đám đông. Tâm lý đám đông cũng có sức cám dỗ của riêng nó: những ai một mực cho rằng lựa chọn của đám đông là hướng đúng đắn duy nhất thì sẽ được tôn trọng, kính nể. Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong sẽ dẫn dắt bạn đi vào thế giới của sự sáng tạo từ những bước chuẩn bị ban đầu, đến những trở ngại, khó khăn, những thắc mắc và cuối cùng không gì khác hơn là sự sáng tạo. Ở đó, bạn nhận thấy ý nghĩa cuộc sống là một vũ điệu chứ không phải một tảng đá trước mặt. Nó cũng chính là âm nhạc. Và bạn là người tạo ra nó chứ không phải là tìm thấy nó. Nhà triết học hiện đại Osho, thiền sư Osho, đạo sư Osho, luận sư Osho, nhà sáng tạo Osho, hay đơn giản là…
Osho, đã không ngừng nói cho người nghe cùng thời và người đọc của mọi thời về bản chất của cuộc sống. Suốt 35 năm, tư tưởng của ông bay khắp mọi nơi trên thế giới bằng con đường truyền bá của những môn đệ thầm lặng, bất chấp những đánh giá khắt khe và đầy “hoang mang” về tinh thần triết học mãnh liệt của ông. Tác phẩm Sáng Tạo – Bừng Cháy Sức Mạnh Bên Trong mà bạn đang cầm trên tay cũng là một trong số những tâm tình thánh thiện đó.
3. OSHO - Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Mọi người đều e ngại sự thân mật – đây là điều có thực, dù bạn nhận ra nó hay không. Thân mật có nghĩa là phơi bày chính mình trước một người xa lạ; tất cả chúng ta đều là những con người xa lạ, không hề quen biết nhau. Chúng ta thậm chí còn xa lạ với chính mình bởi ta không biết mình là ai. Sự thân mật khiến con người xích lại gần nhau hơn.
Bạn phải từ bỏ mọi sự phòng thủ, chỉ có như thế mới tạo được sự thân mật. Và bạn lo sợ rằng nếu bạn tháo gỡ hết những rào chắn, mọi lớp áo bảo vệ thì ai biết được cái người xa lạ kia sẽ làm gì với bạn đây. Có đến nghìn lẻ một thứ mà chúng ta đang cố che giấu, không chỉ với người khác mà còn với chính bản thân mình, bởi chúng ta trưởng thành trong một xã hội với đủ kiểu ngăn cản, cấm kỵ. Và với một người xa lạ - bất kể bạn có sống cùng người đó trong 30 hay 40 năm, sự xa lạ vẫn không bao giờ mất đi - bạn cảm thấy an toàn hơn khi giữ lại chút phòng vệ, chút khoảng cách, bởi ai đó có thể lợi dụng những điểm yếu, những phần dễ tổn thương của bạn. Nhưng vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi không ai muốn xa cách. Mọi người đều muốn thân mật với người khác bởi nếu không, họ sẽ trở nên lạc lõng giữa thế giới rộng lớn này – không bạn bè, không người thương yêu, không một ai để tin cậy, để cởi mở tấc lòng và phô ra những vết thương âm ỉ. Vết thương không thể lành da, trừ phi bạn gỡ khỏi nó mọi thứ bưng bít, che đậy. Bạn càng che giấu, vết thương càng trở nên nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người.
Thế nhưng, mọi người lại ngại thân mật – bạn muốn thân mật với người khác nhưng vẫn không muốn từ bỏ “chiếc áo giáp sắt” của mình. Đây là một trong những điểm đối lập giữa bạn bè, giữa những người yêu: Không ai muốn từ bỏ lớp rào chắn bảo vệ, và không ai muốn cởi mở hay chân thành tuyệt đối – tuy nhiên cả hai đều mong mỏi sự thân mật. Do đó, bạn phải là người khởi xướng. Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc. Thân mật có nghĩa là mọi cánh cửa của trái tim đều mở ra chào đón bạn: bạn được mời vào và được đón tiếp như một vị khách. Nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu bản năng giới tính của bạn không bị đè nén, lòng bạn không sục sôi những điều trụy lạc, và tâm hồn bạn phải thuần khiết. Tự nhiên như cây cỏ, trong sáng như một đứa trẻ - khi đó bạn sẽ không còn ngại thân mật.
Thân mật cũng có nghĩa là tin tưởng ở chính mình và người khác. Đó cũng chính là điều mà Osho đang tìm cách giúp bạn thực hiện: gỡ bỏ những thứ cột trói trong vô thức, để tâm trí bạn được thảnh thơi và trở nên bình dị. Không có gì đẹp đẽ hơn khi là một người đơn giản và bình dị. Khi đó, bạn có thể có bất kỳ người bạn thân thiết nào, bất kỳ mối quan hệ gần gũi nào bởi bạn không còn e ngại điều gì. Bạn sẽ giống như một trang sách mở mà bất cứ ai cũng có thể đọc. Chẳng có gì để che giấu. Con người cần phải sống một cuộc sống trọn vẹn, tràn ngập niềm vui, và giống như một cuốn sách mở, luôn sẵn sàng cho bất cứ ai muốn đọc. Hãy sống, thay vì nghĩ đến việc sẽ được mọi người nhớ tới. Sớm muộn gì bạn cũng phải chết. Hàng triệu con người đã sống trên trái đất này và chúng ta thậm chí còn không hề biết tên họ. Hãy chấp nhận sự thật đơn giản đó - bạn chỉ có mặt ở đây một số ngày rồi sẽ ra đi. Đừng lãng phí số ngày ngắn ngủi ấy vào những hành động giả dối hay nỗi lo sợ không đâu. Đó phải là khoảng thời gian đầy hân hoan và vui sướng bởi không ai biết trước được tương lai của mình. Thiên đường hay địa ngục có lẽ đều là những giả thuyết chưa được chứng minh.
Điều duy nhất bạn đang nắm giữ trong tay chính là cuộc đời mình – hãy làm cho nó phong phú nhất trong khả năng của bạn. Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc. Nếu sống đơn giản, cởi mở, gần gũi, yêu thương mọi người, bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính mình. Nếu bạn sống khép kín, luôn trong tư thế phòng thủ, luôn lo lắng rằng ai đó có thể biết được suy nghĩ của bạn, giấc mơ của bạn, những sai lầm của bạn, thì cuộc sống đó chẳng khác nào địa ngục. Địa ngục ở ngay trong bạn – và thiên đường cũng vậy. Đó không phải là vị trí địa lý mà là không gian tinh thần của bạn. Hãy thanh lọc bản thân. Thiền có nghĩa là quét dọn tất cả những thứ rác rưởi đọng trong tâm trí bạn. Khi tâm tĩnh lặng và trái tim reo ca, bạn sẽ sẵn sàng cởi mở và trở nên thân mật với người khác mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào. Khi có sự thân mật, vây quanh bạn sẽ là bạn bè và những người thân quý; nếu không, bạn sẽ thấy mình cô đơn giữa những người xa lạ. Thân mật là một trải nghiệm tuyệt vời mà mỗi người chúng ta đều không nên bỏ lỡ.
4. OSHO - Hạnh Phúc Tại Tâm
Con người càng đau khổ thì càng khát khao hạnh phúc. Hạnh phúc là những cảm nhận huyền diệu từ phía bên kia của khổ đau. Hạnh phúc cũng là cảm nhận chân thật và sâu sắc của tâm hồn trước gánh nặng cuộc đời. Nhà triết học hiện đại Osho, thiền sư Osho, đạo sư Osho, luận sư Osho, nhà sáng tạo Osho, hay đơn giản là… Osho, đã không ngừng nói cho người nghe cùng thời và người đọc của mọi thời về bản chất của niềm vui sống. Suốt 35 năm, tư tưởng của ông bay khắp mọi nơi trên thế giới bằng con đường truyền bá của những môn đệ thầm lặng, bất chấp những đánh giá khắt khe và đầy “hoang mang” về tinh thần triết học mãnh liệt của ông. Tác phẩm Hạnh phúc tại tâm (JOY: The Happiness That Comes from Within) mà bạn đang cầm trên tay cũng là một trong số những tâm tình thánh thiện đó.
Osho từng nói sứ mạng của ông là tạo điều kiện cho việc ra đời một thế giới của những con người ưu tú. Ông thường mô tả loài người mới này với tên gọi “Zorba-Phật” – những con người có thể vui sống giữa trần gian mà vẫn an tịnh khoan hòa như Đức Phật vĩ đại. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm của Osho là cái nhìn chứa đựng sự thông thái vĩnh hằng của phương Đông kết hợp với những tiềm năng vô tận từ khoa học công nghệ phương Tây. Những mẩu chuyện hài hước, những ngụ ngôn triết học, những tâm sự đầy trải nghiệm cá nhân, những đúc kết hiền minh… về hạnh phúc chân thật là tất cả những gì mà Osho dành cho người lắng nghe ông. Toàn bộ các chương mục trong cuốn sách này tập trung vào bản chất của đời sống và khả năng hạnh phúc của con người. Hạnh phúc là trở về với chính mình. Mệnh đề ngắn gọn này có vẻ chỉ đơn giản trong cấu trúc ngữ pháp hoặc chuỗi âm tiết; nó thực sự là một mệnh đề khắc nghiệt nhất trong hành trình sống của mỗi chúng ta.
Cuộc trở về này, theo Osho, là sự hồi sinh phần trong trẻo và tự nhiên nhất của năng lượng, là khả năng nhận biết và yêu mến Sự thật. Trong lập luận của Osho, tôn giáo cũng không đủ chỗ cho mệnh đề ấy được sinh sôi. Là một giáo sư triết học, một đạo sư có khuynh hướng dẫn dắt tâm linh, Osho đã tổng hợp và đưa vào những bài thuyết giảng của mình ánh sáng của nhiều tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Jain giáo, Ấn Độ giáo,... Ông cũng không ngần ngại nói đến nỗi ám ảnh tối tăm của niềm tin không tự chủ của nhiều tín đồ khi trở thành kẻ cuồng tín. Tràn ngập trong mỗi lời nói của Osho là bóng dáng và chiều sâu của các bộ Kinh Phật, Kinh Thánh và suối nguồn tâm linh Ấn Độ. Mẫu hình Zorba - Phật mà Osho đề xướng có thể xem như một “phát kiến” mãnh liệt về nhân cách con người – một kiểu nhân cách hội tụ gần hết phẩm chất của các… giáo chủ như Đức Thích Ca, Đức Chúa Jesus, những hiền nhân phóng khoáng và những tâm hồn thành thật, tự do trước mọi ràng buộc nhàm chán và nhẫn tâm của xã hội.
Nhưng cơ chế để tạo thành nhân cách Zorba ấy, theo Osho, lại không phải là con đường “dạy dỗ” đầy áp đặt cùng với những kiến thức luôn có nguy cơ bóp méo khả năng sống tự do bình thản của con người. Trái lại, càng buông xả, càng hồn nhiên, con người càng có điều kiện trở lại chính mình và sống hòa bình với thế giới, yên ổn hài hòa trong nội tâm. Hạnh phúc trong tập sách này không được định nghĩa, không có lý thuyết. Mỗi câu chuyện Osho kể với chúng ta đều giống như một thứ nước cất được tinh lọc từ một tâm hồn rất đỗi hiền minh, giàu yêu thương và trắc ẩn. Osho đã lên tiếng từ rất sâu trong tâm hồn chúng ta, rằng niềm vui sống sẽ hóa giải tất cả chứ không phải con người phải làm tất cả để có được niềm vui. Khước từ đau khổ cũng không phải là con đường của niềm vui sống. Chịu đựng nó và khóc than cho nó càng không giúp ta có được một tình yêu hài hòa với cuộc đời. Osho khuyến khích chúng ta chăm sóc nỗi đau khổ của bản thân, đối diện với nỗi đau ấy và vượt qua nó.
5. OSHO - Đạo "Con Đường Không Lối"
Cuốn sách “Đạo – Con Đường Không Lối” được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về năm câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt Tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật tiêu biểu cho Đạo gia sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho đã thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó, ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ - sự tự nhiên nhi nhiên.
“Đạo – Con đường không lối” gồm 5 chương, cùng một phần Hỏi – Đáp. Trong phần Hỏi – Đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả Osho muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
Với những cuốn sách này sẽ đem lại sự bình an, an lạc trong tâm hồn và là liều thuốc chữa lành những vết thương lòng, là điểm tựa vững vàng để bạn vượt qua mọi rào cản, sóng gió vượt lên chính mình, để tìm ra con đường đúng đích mà bạn đi tới.
6. OSHO - Từ Bi "Trên Cả Trắc Ẩn Và Yêu Thương"
Từ bi là một thứ tình thương mát lành, là sự chia sẻ niềm vui của bản thân đến với vạn vật.
Từ bi giúp ta trở thành đóa hoa sen, vươn lên vũng bùn của thế giới ham muốn, dục vọng và sự giận dữ.
Từ bi giúp ta chuyển hóa hoàn toàn nguồn năng lượng tiêu cực thành tích cực, chỉ khi đó bản thân ta mới cảm thấy tràn đầy năng lượng sống đích thực và một niềm vui to lớn sẽ trỗi dậy trong ta. Theo đó, ta trở nên gióng như một vị Phật với nguồn nagw lượng tích cực dâng trào bất tận.
7. OSHO - Trò Chuyện Với Vĩ Nhân
Lịch sử chỉ biết về những va chạm, lịch sử chỉ biết đến những mối nguy hại. Lịch sử chỉ biết đến những kẻ gieo rắc đau thương. Khi mọi thứ nhẹ nhàng trôi qua trong sự hài hòa tuyệt đối, nó nằm ngoài dòng chảy của lịch sử.
Lịch sử không nói nhiều về Jesus, Đức Phật, Mahavira, Zarathustra, Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Ko Hsuan... Những người này mới chính là nền móng cho tâm thức nhân loại, họ mới chính là niềm hy vọng thật sự. Sigmund Freud nói rằng học là người giúp con người hoàn thiện giấc mơ.
Họ trông giống như là những niềm mơ ước. Họ giống như những gì mà con người ming muốn trở thành. Nhưng họ là những con người bằng xương bằng thịt. họ thật đến mức không để lại một dấu vết nào.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | First News - Trí Việt |
---|---|
Ngày xuất bản | 2020-09-01 00:00:00 |
Kích thước | 14.5 x 20.5 cm |
Dịch Giả | Nhiều Dịch Giả |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 1812 |
Nhà xuất bản | Nhiều Nhà Xuất Bản |
SKU | 4953764014652 |
adam smith how psychology works bàn về tự do chính trị thu giang nguyễn duy cần thần thoại sisyphus tư tưởng hồ chí minh hồ chí minh chu dịch huyền giải socrates lược sử will durant 12-hoang-de-la-ma súng vi trùng và thép nam hoa kinh lịch sử triết học những nhà tư tưởng lớn alain de botton triết học giáo dục lược sử triết học 60 phút marcus aurelius sự an ủi của triết học nietzsche suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng trò chuyện với vĩ nhân kant khắc kỷ từ zeno đến marcusaurelius một chỉ dẫn cho người bị bối rối tôi tư duy vậy thì tôi vẽ