Phong thủy học Trung Quốc có lịch sử lâu đời, hình thành manh nha từ thời viễn cổ, hấp thu tinh hoa lý luận Kinh dịch, hình thành sơ bộ ở đời Tần, Ngụy Tấn, trải qua các giai đoạn Minh Thanh đã không ngừng phát triển và hoàn thiện. Đến cuối thời nhà Thanh, do sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của nền khoa học phương Tây khiến cho lý luận phong thủy cổ đại không được hưng khởi. Mọi người bắt đầu sử dụng khoa học phương Tây để thẩm định lại phong thủy Trung Quốc. Trong lý luận của bộ môn dự trắc này, ngoài “Tầm long thuyết” được mọi người tiếp nhận rộng rãi ra thì các nội dung khác của nó đều bị phủ định. Do ảnh hưởng của quan điểm truyền thụ phong thủy không được phát dương ra bên ngoài của Tưởng Đại Hồng triều Minh nên tình hình phong thủy cuối triều Thanh rơi vào tình trạng mai danh ẩn tích. Cuốn sách Thẩm thị Huyền không học là một bộ kỳ thư được ra đời trong hoàn cảnh đó.
Thẩm thị Huyền không học đả phá quan điểm của các dòng phái khác, đem hệ thống lý luận phong thủy hoàn chỉnh tái hiện trước mắt người đương thời, tránh được tình trạng khẩu tâm truyền thụ, lý luận huyễn hoặc khó hiể Cho nên ngay từ khi được xuất hiện, cuốn sách đã được đông đảo người đọc ủng hộ và trở thành sách quý một thời ở Lạc Dương, chấn động giới phong thủy Dịch học đương thời, khiến cho địa lý Tam nguyên Huyền không được phổ cập rộng khắp trong bách tính.
Trước tác Thẩm thị Huyền không học của Thẩm Trúc Nhưng tập hợp được lý luận của các danh gia nhiều đời, lấy lý luận Kinh dịch là cơ sở, thể hiện một cách hoàn chỉnh chân dung Phong thủy học ảo mật Trung Hoa truyền thống, là trước tác đỉnh cao của phong thủy Huyền không.
Thẩm Trúc Nhưng (1849 - 1906) vốn tên là Thẩm Thiệu Huân, tự là Trúc Nhưng, là nhân sỹ Tiền Đường cuối đời Thanh. Ông không chỉ có kiến thức tinh thâm về thi thư, hội họa mà còn quán thông về phong thủy. Trong sáng tác của mình ông đã miêu tả lại quá trình học tập phong thủy của bản thân, trong đó bắt đầu nghiên cứu phong thủy khi an táng cho cha mẹ. Sau đó, ông lại nghiền ngẫm các sách của Tưởng Đại Hồng và Chương Trọng Sơn nhưng không thu được yếu lĩnh. Khi đọc Kỉnh dịch và nghiên cứu Hà đồ Lạc thư, ông lập tức liễu ngộ được huyền cơ. Tiếp đến, ông đọc Đại dịch tắc thông của Tiên Tỉnh Hồ Thế An, Chu dịch hàm thư của Quan Sơn Hồ Tuần và đã dần nắm bắt được ý nghĩa của quái hào. Các sách Trạch đoán, Địa lý biện chính giúp ông thông hiểu lý giải được nhiều vấn đề trong phong thủy.
Thẩm thị Huyền không học là trước tác được hình thành trải qua muôn vàn sóng gió và có sức ảnh hưởng sâu sắc tới hậu thế. Khi chưa thành sách, Thẩm Trúc Nhưng đã qua đời. Con trai ông là Thẩm Tổ Miên và bạn ông dựa trên bản thảo chép tay sẵn có mà tận tâm chỉnh lý lại thành sách.
Toàn bộ cuốn sách có 6 cuốn. Cuốn 1 và 2 là Tự đắc trai địa lý tùng thuyết, bao quát 36 thiên Duyên khởi, Luận Huyền không, Luận ỉa kinh, Luận Tử bạch, Luận phụ mẫu tử tứ Đây là phần di cảo của Thẩm Trúc Nhưng, tập trung về phần ứng dụng và lý luận của Huyền không học, là tinh hoa của Thẩm thị Huyền không học.
Cuốn 3 bao quát 2 bộ phận Ầm trạch mật yểu và Dương trạch mật yếu, là phần chú giải của Thẩm Trúc Nhưng về cuốn Trạch đoán của Chương Trọng Sơn. Cuốn 4 Cửu vận suy tinh lập thành đồ và cuốn 5 Khởi tinh lập thành đồ là hình đồ giải thích về Tam nguyên Cửu vận hạ quái khởi tinh của 2 học giả phong thủy Giang Tân Nông và Thân Sinh Thi. Cuốn 6 bao quát Huyền không tập yếu, Tòng sư tùy bút, Địa lý tinh toán, là tổng hợp trước thuật của danh gia phong thủy các đời.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Văn hóa Hà Nội |
---|---|
Loại bìa | Bìa cứng |
Nhà xuất bản | Thời Đại |
SKU | 4557497740407 |