“Hình thái học đô thị” là cuốn sách đầu tiên đề cập đến một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về đô thị thuộc chuyên ngành Quy hoạch và Thiết kế đô thị, mang tính chất hàn lâm, hiện còn mới, nhưng khó và rất cần thiết ở nước ta.
Với cách trình bày hệ thống, từ khái niệm đến vấn đề, từ đơn giản đến phức tạp và bằng ngôn ngữ gần gũi, dễ đọc cùng nhiều hình minh họa từ thực tiễn quy hoạch đô thị, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được những vấn đề căn bản nhất của Hình thái học đô thị.
Khái niệm Hình thái học đô thị đã được làm rõ. Đó là khoa học nghiên cứu hình thức không gian đô thị. Cụ thể hơn là nghiên cứu cấu trúc không gian đô thị, với mục đích nhận diện quy luật chuyển hóa và giá trị của hình thức không gian trong quá trình hình thành và phát triển đô thị. Trên cơ sở đó góp phần quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc không gian đô thị mới. Và cấu trúc không gian đô thị chính là kết quả tương tác hữu cơ giữa Kiến trúc, Con người và Cảnh quan Tự nhiên trong môi trường đô thị. Đó cũng là bản chất của Quy hoạch và Thiết kế đô thị.
Cuốn sách là giáo khoa quan trọng tập hợp một cách công phu những tri thức cơ bản nhất liên quan đến Hình thái học đô thị với sự nhấn mạnh các yếu tố làm nên đặc trưng của cấu trúc không gian đô thị Việt Nam, là kết quả nhiều năm nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và trực tiếp giảng dạy của Nhà giáo, PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi tại Trường Đại học Xây dựng và tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo khác ở trong nước và quốc tế.
Hy vọng cuốn sách sẽ truyền cảm hứng tới người đọc và tạo nền tảng nghiên cứu sâu cho những người quan tâm đến kiến trúc đô thị, nhất là các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên ngành quy hoạch, kiến trúc.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!
Trang | |
Lời tựa | 3 |
Lời nói đầu | 5 |
PHẦN I | |
HÌNH THÁI HỌC ĐÔ THỊ ĐẠI CƯƠNG | |
Chương I. Đô thị và hình thái học đô thị | 7 |
1. Khái niệm hình thái học đô thị | 7 |
1.1. Các trường phái nghiên cứu Hình thái đô thị | 8 |
1.2. Một số thuật ngữ | 9 |
1.3. Hình thái đô thị, Quy hoạch đô thị và Cảnh quan đô thị | 10 |
1.4. Hình thái học đô thị có từ bao giờ? | 11 |
2. Phương pháp nghiên cứu phân tích hình thái học đô thị | 12 |
2.1. Phân tích hình thái đô thị | 12 |
2.2. Phương pháp phân tích nghiên cứu hình thái đô thị | 14 |
3. Các nhóm yếu tố cơ bản tác động tới hình thái đô thị | 18 |
3.1. Ba nhóm thành phần cơ bản tác động tới Hình thái đô thị | 18 |
3.2. Những yếu tố bất biến đổi và biến đổi trong sự chuyển hóa hình thái đô thị | 22 |
4. Quá trình hình thành và sự biến đổi hình thái đô thị trong quá trình phát triển | 27 |
Chương 2. Các yếu tố tác động tới sự biến đổi hình thái đô thị | 29 |
1. Đặc trưng thiên nhiên mà đô thị được sở hữu | 29 |
1.1. Mặt nước | 29 |
1.2. Địa hình | 30 |
1.3. Cây xanh | 30 |
2. Tác động của kinh tế xã hội | 33 |
2.1. Yếu tố kinh tế và thị trường bất động sản | 33 |
2.2. Yếu tố xã hội | 35 |
2.3. Những đổi mới về công nghệ | 36 |
3. Vị trí địa điểm và đặc trưng văn hóa | 36 |
3.1. Vị trí và địa điểm | 36 |
3.2. Hệ thống di sản vật thể | 37 |
3.3. Yếu tố phi vật thể và tiềm năng văn hóa | 37 |
4. Kinh tế và dân số đô thị | 39 |
4.1. Vòng quay bất động sản và các giai đoạn hình thái | 39 |
4.2. Dân số và hình thái đô thị | 41 |
4.3. Di dân nội - ngoại thị | 42 |
4.4. Vai trò của vùng giáp ranh đô thị | 43 |
5. Vai trò của chính sách công | 44 |
5.1. Chính sách nhà nước | 44 |
5.2. Các chính sách cộng đồng và chính sách địa phương | 45 |
5.3. Vai trò tham gia của cộng đồng | 47 |
6. Đặc trưng hình thái đô thị theo trục Không - Thời gian | 47 |
6.1. Đặc trưng hình thái của các thành phố trên thế giới theo trục Không gian | 47 |
6.2. Đặc trưng hình thái của các đô thị trên thế giới theo trục Thời gian | 49 |
7. Oxman - kiểu hình thái đặc trưng của một giai đoạn phát triển đô thị Châu Âu | 53 |
7.1. Mục tiêu của quy hoạch Oxman | 54 |
7.2. Công cụ | 54 |
7.3. Ảnh hưởng tiếp thu | 54 |
7.4. Kết quả của trào lưu Oxman | 54 |
7.5. Tính phổ biến | 54 |
Chương 3. Đại hình thái đô thị | 55 |
1. Một số thuật ngữ | 55 |
1.1. Đô thị trung tâm (Agglomeration) | 55 |
1.2. Vùng dân cư đô thị (Aire urbaine) | 55 |
1.3. Vùng đô thị lớn (Region urbaine) | 55 |
1.4. Đô thị lớn (Metropole) | 56 |
1.5. Siêu đô thị (Megapole) | 56 |
1.6. Quần đảo đô thị và siêu đô thị (Megalopole) | 56 |
1.7. Chuỗi đô thị liên hợp (Conurbation) | 56 |
1.8. Đô thị khổng lồ (Gigacite và Gigaville) | 57 |
2. Đại hình thái đô thị và yếu tố giao thông | 57 |
2.1. Thành phố của các loại phương tiện | 57 |
3. Phân loại đường từ nông thôn vào thành thị | 59 |
3.1. Yêu cầu | 59 |
3.2. Phân loại | 59 |
4. Trục phát triển đô thị | 60 |
4.1. Trục giao thông trong cấu trúc tổng thể vùng Tây Nguyên | 60 |
4.2. Trục thiên nhiên | 62 |
4.3. Trục thiên nhiên và Văn hóa trong cấu trúc tổng thể thành phố Huế | 64 |
Chương 4 . Cấu trúc hình thái và quy hoạch xây dựng | 65 |
1. Khái niệm và phân loại | 65 |
1.1. Khái niệm | 65 |
1.2. Phân loại | 65 |
1.3. Trường hợp của Rome (Italia) và một số thành phố khác | 67 |
2. Các dạng hình thái cấu trúc cơ bản | 68 |
2.1. Ba dạng hình thái cơ bản và các biến thể | 68 |
2.2. Các hình thái cấu trúc phát triển mở rộng khác | 79 |
2.3. Sự phá vỡ cấu trúc | 82 |
3. Cấu trúc chi tiết của quy hoạch đô thị | 84 |
3.1. Tổ hợp không gian và quy hoạch chi tiết | 84 |
3.2. Cấu trúc giao thông và quy hoạch chi tiết | 86 |
Chương 5. Hình thái thửa - ô - lô, mảnh | 89 |
1. Thửa | 89 |
1.1. Khái niệm | 89 |
1.2. Đặc điểm | 89 |
1.3. Kích thước và sự biến đổi chức năng sử dụng | 90 |
2. Ô phố | 92 |
2.1. Khái niệm | 92 |
2.2. Đặc điểm | 92 |
2.3. Những kiểu ô phố phổ biến | 95 |
2.4. Ô phố và các kiểu hình thái | 97 |
3. Lô mảnh | 99 |
3.1. Khái niệm | 99 |
3.2. Đặc điểm | 100 |
3.3. Sự hình thành và chuyển hóa lô mảnh trong không gian đô thị | 101 |
Chương 6. Hình thái đô thị và kiến trúc xây dựng | 104 |
1. Đường viền kiến trúc trong không gian đô thị | 104 |
2. Mật độ dân cư và mật độ xây dựng | 106 |
2.1. Mật độ dân cư | 106 |
2.2. Mật độ xây dựng | 106 |
3. Mối quan hệ giữa các phần Đặc - Rỗng trong không gian đô thị | 107 |
4. Thành phố theo chiều thẳng đứng | 108 |
4.1. Khái niệm | 108 |
4.2. Sự phát triển của tòa nhà chọc trời và sự đa dạng của bộ xương kết cấu | 108 |
4.3. Sự biến đổi chiều cao các tòa nhà cao tầng và lý do của nó | 110 |
4.4. Kiến trúc cao tầng cũng là một công cụ để tiếp thị đô thị | 111 |
Chương 7. Các yếu tố cấu thành hình thái không gian đô thị | 112 |
1. Không gian đường phố | 112 |
1.1. Khái niệm | 112 |
1.2. Đặc điểm không gian đường phố | 112 |
1.3. Mối quan hệ giữa vỉa hè và lòng đường | 113 |
1.4. Phân loại không gian đường phố | 114 |
1.5. Phân loại đường phố ở Hà Nội | 115 |
1.6. Những hình thái cơ bản của đường phố Châu Âu | 116 |
1.7. Sự khác nhau trong quan niệm về không gian đường phố | 118 |
1.8. Tạo hiệu quả không gian đường phố bằng thủ pháp tiếp cận | 119 |
2. Quảng trường | 120 |
2.1. Vai trò của quảng trường | 120 |
2.2. Đặc điểm tổ chức không gian quảng trường | 121 |
2.3. Phân loại quảng trường | 123 |
2.4. Quy hoạch không gian đường phố và hệ thống quảng trường | 126 |
3. Công viên, vườn hoa | 127 |
3.1. Không gian xanh và các khu vườn công cộng | 127 |
3.2. Cây xanh và Công viên | 128 |
3.3. Hình thái cây xanh | 131 |
PHẦN II. HÌNH THÁI HỌC ĐÔ THỊ ỨNG DỤNG | |
HÌNH THÁI CÁC ĐÔ THỊ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM | |
Chương 1. Hình thái các đô thị lớn | 133 |
1. Thành phố Hà Nội - Đô thị Thủ đô | 133 |
1.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội | 133 |
1.2. Sự biến đổi không gian đô thị Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử | 134 |
1.3. Cấu trúc phân khu với ba khu vực trung tâm có đặc trưng hình thái | |
khác nhau của Hà Nội | 136 |
1.4. Cấu trúc đặc trưng của không gian trung tâm Hà Nội | 148 |
1.5. Kết luận | 154 |
2. Hình thái đô thị thành phố Hồ Chí Minh | 154 |
2.1. Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh | 154 |
2.2. Lịch sử hình thành, biến đổi và phát triển | 155 |
2.3. Biến đổi chức năng đô thị theo thời gian | 166 |
2.4. Cấu trúc giao thông và hệ thống ô thửa | 166 |
2.5. Kết luận | 168 |
Chương 2. Cấu trúc hình thái các đô thị biển | 170 |
1. Thành phố Vũng Tàu | 170 |
1.1. Tổng quan về thành phố Vũng Tàu | 170 |
1.2. Chuyển hóa chức năng đô thị Vũng Tàu qua các giai đoạn phát triển | 171 |
1.3. Nhận dạng cấu trúc hình thái đô thị | 173 |
1.4. Kết luận | 178 |
2. Hình thái học đô thị Đà Nẵng | 179 |
2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng | 179 |
2.2. Sự hình thành, biến đổi và phát triển | 180 |
2.3. Năm yếu tố cảnh quan cốt lõi của Đà Nẵng (yếu tố bất biến đổi) | 186 |
2.4. Bốn khu vực đặc trưng hình thái kiến trúc quy hoạch | 186 |
2.5. Kết luận | 192 |
Chương 3. Hình thái các đô thị có giá trị văn hóa lịch sử | 195 |
1. Huế - Thành phố sinh thái lịch sử | 195 |
1.1. Tổng quan về Thành phố Huế | 195 |
1.2. Quá trình hình thành, biến đổi và phát triển | 196 |
1.3. Sự biến đổi của mạng lưới giao thông | 197 |
1.3. Phân khu chức năng | 198 |
1.4. Đặc điểm cấu trúc đô thị | 202 |
1.5. Đặc điểm hình thái ô - thửa trong các bộ phận không gian đô thị | 204 |
1.6. Kết luận | 206 |
2. Hình thái đô thị Đà Lạt | 207 |
2.1. Tổng quan về thành phố Đà Lạt | 207 |
2.2. Lịch sử hình thành và sự biến đổi cấu trúc theo các giai đoạn phát triển | 208 |
2.3. Các yếu tố biến đổi và bất biến đổi | 212 |
2.4. Cấu trúc thiên nhiên | 213 |
2.5. Cấu trúc và hình thái đô thị | 214 |
2.6. Kết luận | 216 |
LỜI KẾT | 217 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 219 |
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | NXB Xây Dựng |
---|---|
Ngày xuất bản | 2019-07-01 00:00:00 |
Kích thước | 19 x 27 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 228 |
SKU | 7425599429293 |