Khái Niệm Hệ Thống Pháp Luật - Một Dẫn Nhập Vào Lý Thuyết (Joseph Raz) - Omega Plus

KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬTMột dẫn nhập vào lý thuyếtTác giả: Joseph RazDịch giả: Huỳnh Thiên TứNỘI DUNG CHÍNHMột trong các phẩm quan trọng nhất của trường phái pháp luật thực chứng: “Khái niệm ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Khái Niệm Hệ Thống Pháp Luật - Một Dẫn Nhập Vào Lý Thuyết (Joseph Raz) - Omega Plus

KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Một dẫn nhập vào lý thuyết

Tác giả: Joseph Raz

Dịch giả: Huỳnh Thiên Tứ

NỘI DUNG CHÍNH

Một trong các phẩm quan trọng nhất của trường phái pháp luật thực chứng: “Khái niệm hệ thống pháp luật – Một dẫn nhập vào lý thuyết” của cố giáo sư Joseph Raz, người khổng lồ cuối cùng của pháp luật thế giới thế kỷ 20.

“Khái niệm hệ thống pháp luật – Một dẫn nhập vào lý thuyết” là tác phẩm chuyển soạn từ luận án tiến sĩ mà Joseph Raz đã thực hiện dưới sự hướng dẫn của H. L. A. Hart - vị triết gia thực chứng pháp lý vĩ đại của thế kỷ 20. Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 1970 và đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên của cuốn sách được thực hiện dựa trên phiên bản thứ hai của cuốn sách, được tái bản vào năm 1980. Đây có lẽ cũng là cuốn sách đầu tiên của trường phái thực chứng pháp lý được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách cung cấp một khảo sát toàn diện, nhắm tới việc xây dựng lý thuyết về một hệ thống pháp luật cùng những khái niệm cơ bản có liên quan.

Sách áp dụng hai phương pháp tiếp cận: Lịch sử và phân tích. Với phương pháp lịch sử, sách sẽ khảo cứu lý thuyết của các nhà pháp lý học đi trước bằng góc nhìn phê phán, sau đó sẽ áp dụng lập trường phân tích để xây dựng khung lý thuyết cho công trình. 

Bố cục sách gồm chín chương. Trong đó, hai chương đầu phê phán lý thuyết về pháp luật của Bentham-Austin, các chương III, IV, V phân tích lý thuyết thuần túy về pháp luật của Kelsen và so sánh nó với lý thuyết của Bentham-Austin. Trong chương VI, Raz xây dựng phương pháp luận về phép cá biệt hóa các luật để phản biện Kelsen. Sau đó, Raz tiến hành xem xét khả năng và những hạn chế trong việc xây dựng cấu trúc của hệ thống pháp luật trên cơ sở giả định rằng hệ thống này chỉ gồm các quy phạm (Chương VI) và hệ thống này có thể bao gồm cả các luật không phải quy phạm (Chương VII). Chương VIII xây dựng khái niệm hệ thống pháp luật có tính đồng nhất, còn chương IX bàn về việc hệ thống này có thể chứng minh sự tồn tại của mình thông qua hiệu quả của các luật. 

“Cuốn sách này không phải là một bài phân tích dài, khô khan về luật. Trái lại, điều đặc biệt của cuốn sách này là ở chỗ, trước khi tiến hành phê phán, Raz đã trình bày rất cô đọng và đầy đủ những luận điểm chính của Bentham, Austin, Kelsen, Hart. Bên cạnh đó, ông cũng đã thảo luận nhiều khía cạnh lý thuyết của Salmond và Hohfeld, là những nhà luật học nổi tiếng vì các lý thuyết về quy phạm pháp luật. Nhờ đó, độc giả có thể nắm bắt được các khái niệm then chốt của trường phái luật thực chứng mà không cần phải đọc ngược về các tác phẩm đơn lẻ của các triết gia thực chứng trước đó (vốn nổi tiếng với văn phong khô khan).

Vì lý do trên, cuốn sách này hoàn toàn có thể được đọc như một bước dẫn nhập vào thế giới lý thuyết của luật thực chứng. Điều này đặc biệt rất hữu ích đối với bạn đọc Việt ngữ, vì phần lớn các tác phẩm pháp lý học được ấn hành tại Việt Nam đến nay đều xoay quanh học phái luật tự nhiên hoặc trường phái xã hội học phê phán về luật.”

  •  
  • Trích lời dịch giả

Sách thuộc Tủ sách Kinh điển Pháp luật của Omega+.

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

Joseph Raz (1939-2022)

Nhà lý luận, triết gia pháp luật nổi tiếng người Israel. Ông là giáo sư tại Đại học Oxford và là một trong những học giả hàng đầu trong lĩnh vực lý thuyết pháp luật, được biết đến với các công trình nghiên cứu về lý thuyết pháp luật, lý thuyết quyền lực, và triết học chính trị. Ngoài Khái niệm hệ thống pháp luật, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách quan trọng khác, trong đó có Practical Reason and Norms (1975), The Authority of Law: Essays on Law and Morality (1979), và Between Authority and Interpretation: On the Theory of Law and Practical Reason (2009).

THÔNG TIN DỊCH GIẢ:

Huỳnh Thiên Tứ, Giảng viên khoa Luật, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH). Dịch giả là người có chuyên môn trong lĩnh vực luật học thực chứng và luật học xã hội.

 

ĐÁNH GIÁ CHUYÊN GIA

“[…] tác phẩm này […] là một mảnh ghép nhỏ trong toàn bộ tri thức chung về triết học pháp luật thực chứng. Nói cách khác, dùng theo cách tư duy và lập luận của chính giáo sư Joseph Raz, nếu coi toàn bộ tri thức về triết học pháp luật thực chứng đã được rất nhiều triết gia, luật gia xây dựng và phát triển từ trước tới nay là một hệ thống hoàn chỉnh với các thành phần cụ thể, liên kết với nhau một cách logic và chặt chẽ, thì tác phẩm này của Raz là một mảnh ghép trong đó. Nó là một cái cây trong toàn bộ khu rừng tri thức có liên quan, kết hợp với các cây khác để tạo một hệ sinh thái hoàn chỉnh – một triết lý hoàn chỉnh.

PGS TS TRẦN KIÊN

Giám đốc Trung tâm Luật So sánh

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

“Cuốn sách này có ý nghĩa quan trọng đến mức nhiều nhà nghiên cứu pháp lý còn cho rằng thông qua nó “Joseph Raz đã mở ra cánh cửa để bước vào chủ nghĩa thực chứng pháp lý (posivitism)”. Quả đúng như vậy. Có lẽ đây là cuốn sách mở ra một cách tiếp cận mà tôi cho là đầy đủ, toàn diện, hệ thống và sâu sắc nhất hiện nay về chủ nghĩa thực chứng pháp lý cũng như về khái niệm hệ thống pháp luật.”

PGS TS NGUYỄN MINH TUẤN

Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận, Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY 

“Một khảo sát toàn diện sẽ giúp mang lại thứ mà ta có thể gọi là một lý thuyết về hệ thống pháp luật. Lý thuyết như vậy có tính tổng quát bởi nó tự cho mình là đúng với mọi hệ thống pháp luật. Nếu đứng vững, lý thuyết này sẽ làm sáng tỏ khái niệm hệ thống pháp luật và hình thành nên một phần của pháp lý học phân tích nói chung.”

“Ba đặc điểm tổng quát và quan trọng nhất của luật là nó có tính quy phạm, được thể chế hóa và mang tính cưỡng chế. Tính quy phạm nằm ở chỗ nó được dùng như và được định sẵn để dùng như một chỉ dẫn cho hành vi của con người. Thể chế hóa nằm ở chỗ phần lớn việc áp dụng và sửa đổi nó được thực thi hoặc điều chỉnh dưới sự kiểm soát của các thiết chế. Tính cưỡng chế thì nằm ở chỗ rốt cuộc, việc tuân thủ nó và áp dụng nó được đảm bảo từ bên trong bằng vũ lực.”

“Bentham đã đề ra hai điểm mới nổi bật và được Austin tiếp thu như sau:

(1) Chủ quyền không bắt nguồn từ, và cũng không thể được giải thích bằng, việc quy chiếu đến đạo đức hay các nguyên tắc đạo đức. Chủ quyền chỉ xuất phát từ một sự thật xã hội là lề thói tuân phục.

(2) Khái niệm lề thói và khái niệm sự tuân phục đối nhân, cụ thể là sự tuân phục trước một người hoặc một tập thể cụ thể, trở thành các khái niệm then chốt trong phân tích về chủ quyền.

Hai luận điểm trên đã tạo thành cơ sở cho lý thuyết về chủ quyền của Austin, và Bentham chính là người đã mang lại cơ sở này.”

“Có thể người dân tỏ ý tuân phục các mệnh lệnh của một người liên quan đến một hành động nào đó trong sự đối nghịch lại với cả thế giới, cùng các mệnh lệnh liên quan đến một hành động nào đó khác của một người khác […] Có thể họ sẵn sàng tuân phục một người nếu người đó hạ lệnh phải làm một hành động nhất định: có thể họ không sẵn sàng tuân phục nếu người đó cấm hành động ấy và ngược lại.”

“Tuân phục nhà cầm quyền cũng có nghĩa là tuân theo những mệnh lệnh của nhà cầm quyền. Sự tồn tại của một luật tiền giả định rằng nhà cầm quyền này được tuân phục theo lề thói, đồng thời, vì thế cũng tiền giả định rằng ngài đã ban hành các mệnh lệnh khác và rằng có những luật khác cũng thuộc cùng một hệ thống pháp luật đó.”

“Chỉ những sự kiện đáp ứng bộ tứ điều kiện sau mới có thể trở thành sự kiện tạo quy phạm. Chúng phải là (1) những hành động con người, (2) mang tính tự nguyện, (3) và được thực hiện với một ý định đặc biệt, (4) được thể hiện bằng một cách thức được quy ước qua chính hành động đó.”

“[…] quy phạm là lệnh được hậu thuẫn bởi mối đe dọa. Chúng chỉ dẫn hành vi của những người nhận lệnh, chúng là những tiêu chuẩn mà qua đó có thể đánh giá hành vi, chúng được tạo ra bởi con người với ý định gây ảnh hưởng đến hành vi của những người khác, và chúng được trợ thuẫn bởi một lý do tiêu chuẩn, mà cụ thể chính là sự né tránh khỏi cái chế tài đe dọa.”

“Ở đây có thể nêu ra hai điểm khác biệt giữa luật và lệnh: thứ nhất, có nhiều cơ hội và nhiều lý lẽ bao la để viện dẫn nội dung của luật mà không cần dẫn chiếu đến những tình huống cho sự tạo ra chúng. [...] Mặt khác, một đặc tính của lệnh là chúng thường được thảo luận cùng lúc với việc dẫn chiếu đến ngữ cảnh cụ thể mà trong đó chúng được đưa ra.”

“Ta có thể hình dung một xã hội có sự tồn tại những quy tắc nhất định để chỉ định hành vi và được hậu thuẫn bởi các chế tài mang tính cưỡng chế, nhưng lại không tồn tại các cơ quan áp dụng luật sơ cấp. Việc quyết định xem liệu một luật có bị vi phạm hay không và liệu nên áp dụng các biện pháp chế tài như thế nào có thể được ủy thác cho bên bị tổn hại hoặc gia đình anh ta hoặc cho bất kỳ một ai trong xã hội, với điều kiện người vi phạm chưa bị trừng phạt bởi người nào khác... Các cơ quan sơ cấp xuất hiện vào thời điểm quyền lực đưa ra quyết định về việc áp dụng các biện pháp chế tài vừa nêu được tập trung vào tay của một vài người ít ỏi, là những người được bổ nhiệm, hoặc nếu không thì là những người được ủy thác nhiệm vụ này chủ yếu nhờ vào khả năng được cho là của họ, hoặc vì họ xứng đáng, chứ không phải nhờ mối liên hệ giữa họ với bên bị tổn hại hoặc với bên vi phạm pháp luật, với điều kiện là họ có quyền lực đó trong một thời gian tương đối dài và có thể sử dụng chúng trong vô số trường hợp. Cơ quan sơ cấp có thể là những cơ quan thi hành chế tài, hoặc thi hành quyết định của họ mà theo đó, việc luật bị vi phạm trong một số tình huống nhất định có thể là điều kiện cần thiết để áp dụng các chế tài.”

“Các phát biểu pháp lý đúng thật thì hoặc là phát biểu thuần túy, hoặc là phát biểu ứng dụng, hoặc mang cả hai tính chất vừa nêu. Phát biểu pháp lý thuần túy là những phát biểu mà chỉ cần sự tồn tại hoặc không-tồn tại của luật là đủ để xác lập tính đúng đắn của chúng, trong khi đó, đối với các phát biểu pháp lý mang tính ứng dụng thì bên cạnh những điều kiện đủ để xác lập tính đúng đắn cho chúng, còn đòi hỏi thêm những sự thật khác [giúp xác lập tính đúng đắn cho chúng] nữa.”

“Hãy so sánh một khoản phạt đậu xe với một khoản tương đương phải trả để được phép sử dụng một chỗ đậu xe. Thông thường, người ta sẽ kỳ vọng khoản phạt sẽ hiệu quả hơn so với phí đậu xe trong việc giảm thiểu đậu xe. Không thể giải thích sự khác biệt trong năng lực động viên bằng sự khác biệt trong các hậu quả được quy định bởi pháp luật, mà về định nghĩa thì chúng giống nhau. Sự khác biệt đó được giải thích bởi sự thật rằng trong trường hợp thứ nhất luật đặt ra một tiêu chuẩn cấm đỗ xe, trong khi không có tiêu chuẩn pháp lý như vậy tồn tại trong trường hợp thứ hai.”

 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá FLUX

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhOmega Plus
Ngày xuất bản2024-10-05 13:31:24
Kích thước16X24cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang400
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Hà Nội
SKU9607107399116
Liên kết: Tuýp Gel dưỡng nha đam đa năng Jeju Aloe Fresh Soothing Gel Tube (300ml)