Nghiên Cứu Văn Học Sử Với Hoa Bằng Qua Tạp Chí Tri Tân

Tác giả: Nguyễn Phúc An | Xem thêm các sản phẩm Lịch Sử Việt Nam của Nguyễn Phúc An
SO DÂY VĂN HỌC SỬ (thay lời tựa) Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm (1902–1977) là một học giả uyên thâm. Điều này đã được các nhà nghiên cứu đương thời với ông khẳng định. Qua các trước tác của ông để lại...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Nghiên Cứu Văn Học Sử Với Hoa Bằng Qua Tạp Chí Tri Tân

SO DÂY VĂN HỌC SỬ (thay lời tựa)

Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm (1902–1977) là một học giả uyên thâm. Điều này đã được các nhà nghiên cứu đương thời với ông khẳng định. Qua các trước tác của ông để lại càng chứng minh nhận định nêu trên hoàn toàn chính xác. Nơi bút lực của Hoa Bằng thể hiện rõ nhất là trên mặt báo và tạp chí khoa học, văn hóa lịch sử. Sau này, bạn đọc biết đến Hoa Bằng qua các tiểu luận trình bày trên Tập san Văn Sử Địa và Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. Tiêu biểu như: Khảo luận về truyện Thạch Sanh (Văn Sử Địa, số 16, tháng 4-1956); Lược khảo về đê điều qua các triều đại (Văn Sử Địa, số 31, tháng 8-1958); Vài nét sơ bộ nhận định về Việt sử thông giám cương mục (Nghiên cứu Lịch sử, số 67, tháng 10-1964); Nguyễn Hữu Cầu với cuộc khởi nghĩa nông dân giữa thế kỷ XVIII (Nghiên cứu Lịch sử, số 75, tháng 6-1965); Góp ý với ông bạn Trần Văn Giáp về bài Nguồn gốc của chữ Nôm (Nghiên cứu Lịch sử, số 140, tháng 9-1971)… Từ năm 1956, khi công tác ở Viện Sử học, rồi Ban Hán Nôm (nay là Viện Nghiên cứu Hán Nôm – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hôi Việt Nam) ông tham gia biên soạn Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên), dịch và chú thích các bộ Việt sử thông giám Cương mục, Lịch triều tạp kỷ, Lê quý kỷ sự, An Nam chí lược, Đại Nam thực lục… Còn trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Hoa Bằng viết rất nhiều cho tuần báo Tân văn, báo Thế giới Tân văn (Sài Gòn), Tạp chí Tri Tân và Tạp chí Thanh Nghị (Hà Nội). Có thể thấy, ngòi bút Hoa Bằng tung hoành trên mặt báo cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Tạp chí Văn học số 2 năm 1977 viết: “Nhà nghiên cứu Hoa Bằng đã dịch, chú giải và hiệu đính nhiều tác phẩm cổ văn như: Khảo luận truyện Thạch Sanh, Lê quý kỷ sự, Lịch triều tạp kỷ… và cũng tham gia dịch các bộ Việt sử thông giám Cương mục, Đại Nam thực lục… là một nhà Hán học có uy tín, cụ đã công bố nhiều bản dịch đáng tin cậy, góp phần giới thiệu với bạn đọc vốn di sản văn học cổ truyền của dân tộc ta. Là một nhà văn bản học có phương pháp làm việc nghiêm túc, cụ đã phát hiện được nhiều tài liệu quý giá còn lẩn khuất đó đây, cũng như đã đính chính nhiều sai lầm trong công tác tư liệu văn học và sử học”. Một đặc điểm quan trọng trong cuộc đời ông, đó là, với tầm hiểu biết của một nhà nghiên cứu lịch sử văn học, Hoa Bằng có nhiều bài đăng thường xuyên trên Tạp chí Tri Tân, nhưng hồi ấy ông không chú tâm sưu tập in thành sách. Tạp chí Tri Tân tồn tại trong 6 năm, từ số 1 ra ngày 3-6-1941 đến số cuối cùng ra ngày 16-7-1946, tổng cộng 214 số, trong đó, loại cũ là 212 số và 2 số loại mới. Chủ nhiệm là Tiên Đàm Nguyễn Tường Phượng (1899–1973). Quản lý là Dương Tụ Quán (1901–1969) từ số 1 đến số 100. Sau đó, Nguyễn Tường Phượng kiêm luôn Quản lý cho đến số cuối cùng. Ở lời “Phi lộ” in trong số ra mắt (số 1, ngày 3-6-1941) Tri Tân đã trình bày trước bạn đọc tôn chỉ của mình: “Ôn cũ! Biết mới!” Nhằm cái đích ấy, Tri Tân đi riêng con đường Văn hóa. Với cặp kính khảo cứu, Tri Tân lần giở từng trang lịch sử (…) Là tấm lụa bạch, Tri Tân chỉ viết những hàng chữ chân phương, ngay thẳng, không tự hoặc hoặc bị nhuộm một màu sắc nào”… Nếu so với 17 năm tồn tại của Tạp chí Nam Phong (1917–1934) thì Tạp chí Tri Tân chỉ bằng 1/3 năm tháng. Nếu so với Tạp chí Nam Phong thì Tạp chí Tri Tân tư liệu bài vở không phong phú bằng. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà nghiên cứu văn học sử Bằng Giang thì Tri Tân lại “có tính cách chuyên môn và có nhiều giá trị văn học, sử học đáng bảo tồn”1 . Trong chuyên khảo của mình, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ (1921–2000) cho rằng Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm là chủ bút tờ Tri Tân. “Người chủ bút là Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâ”2 . Tuy nhiên nhận xét này cần phải thẩm định lại một cách chính xác trên cơ sở tư liệu thành văn. Bởi vì, chính Phạm Thế Ngũ cũng nhầm lẫn khi viết Thiếu Sơn (Lê Sĩ Quý) là người viết cho Tri Tân. Thực tế, như Bằng Giang đã chỉ rõ, “Thiếu Sơn (Lê Sĩ Quý) không có viết một dòng nào cho Tri Tân”3 . Phạm Thế Ngũ nhầm lẫn tưởng rằng Hoàng Thiếu Sơn viết trên Tri Tân là Thiếu Sơn. Thực ra, Hoàng Thiếu Sơn (1920 – 2005) sinh sau Thiếu Sơn một giáp, tác giả bài “Khái luận và phê bình thi ca cũ” từ Tri Tân số 125 (ngày 30-12-1943) trở đi là hai người khác nhau. Bằng Giang khẳng định “là hai 1. Bằng Giang: Những mảnh vụn văn học sử. Chân Lưu xuất bản, Sài Gòn, 1974, in lần thứ nhất, tr. 210. 2. Phạm Thế Ngũ: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, giai đoạn 1932 – 1945, Nxb Đồng Tháp, tr. 652. 3. Bằng Giang, sđd, tr. 203. tác giả khác nhau”1 nhưng ông cũng không biết Hoàng Thiếu Sơn là danh tính hay bút hiệu. Hoàng Thiếu Sơn là tên thật của một thanh niên (lúc đó) xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Ông nội là cụ Huỳnh Côn (Hoàng Côn), Thượng thư bộ Hộ, bộ Lễ của triều đình nhà Nguyễn. Hoàng Thiếu Sơn sinh tại làng Trung Bính, tổng Võ Xá, phủ Quảng Ninh, nay thuộc xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông từng học trường Quốc học (Huế) và trường Albert Sarraut (Hà Nội). Khi viết cộng tác bài vở cho Tri Tân, Hoàng Thiếu Sơn đang làm Thư ký tòa soạn tờ báo “France - Annam”, làm Chủ bút báo Tràng An ở Huế. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông có thời gian làm Đổng lý Văn phòng Bộ Giáo dục nhưng vốn thích nghề dạy học, ông đã xin nghỉ công tác quản lý. Hoàng Thiếu Sơn là một trong những người đặt nền móng cho việc xây dựng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là Khoa Địa lý – nơi ông gắn bó đến cuối đời và được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Nhân dân. Có kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội như lịch sử, văn hóa, văn học, triết học, và cả thiên văn, kiến trú Đặc biệt Hoàng Thiếu Sơn tinh thông nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức và tiếng Nga. Nhờ vậy, ông trở thành một dịch giả uyên bác với những tác phẩm kinh điển nổi tiếng như: Những tấm lòng cao cả của Edmondo de Amicis - nhà văn Italia - được Hoàng Thiếu Sơn dịch và viết lời giới thiệu; hai bản trường ca Hy Lạp là Iliad và Odixe; Chiến tranh và hòa bình của Leo Tonstoi (dịch chung với Cao Xuân Hạo); Những linh hồn chết của Gogol; 1. Bằng Giang, sđd, tr. 204. Rẽ ngang một chút về Hoàng Thiếu Sơn như vậy để thấy rằng, còn nhiều tác gia bị bỏ quên trong lịch sử nghiên cứu văn học sử mà Hoa Bằng là một trong số đó. Những năm gần đây, bạn đọc chỉ biết đến Hoa Bằng là một dịch giả, từng công tác ở Viện Sử học (thuộc Tổ Biên dịch và Tổ Cổ sử). Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ với công trình về vua Quang Trung – anh hùng dân tộc… “Nghiên cứu Văn học sử với Hoa Bằng qua Tạp chí Tri Tân” của Tiến sĩ Nguyễn Phúc An đã đưa Hoa Bằng trở lại với bạn đọc hôm nay gương mặt của nhà nghiên cứu trên tư cách một tác gia nghiên cứu Văn học sử. Ban đầu không có đường, nhiều người đi thì sẽ thành đường. Nguyễn Phúc An đã đặt viên đá đầu tiên trong việc nghiên cứu một tác gia riêng biệt trên Tạp chí Tri Tân qua trước tác của chính họ. Từ đây, sẽ mở ra những nghiên cứu khác trong tương lai. Còn giong buồm ra khơi xa hay ở trong vịnh, đi men theo ven bờ là tùy nội lực nghiên cứu của mỗi cá nhân… Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu tác phẩm Ngự chế Việt sử tổng vịnh của vua Tự Đức” tại Đại học quốc lập Thành Công – Đài Loan (NCKU) năm 2019, Nguyễn Phúc An thông thạo chữ Hán cổ nên anh có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu và hiệu đính các tài liệu về Văn học sử Việt Nam, nhất là những tác phẩm được Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm viết trên Tri Tân trong “Thử viết Việt Nam văn học sử”. Không chỉ vậy, Nguyễn Phúc An còn đính chính và bổ chú cho những nội dung thiếu sót và khiếm khuyết như tác giả bài thơ “Trời thu đất khách” là Hoa Đường (tức Phạm Quỳnh) chứ không phải Hoa Bằng như Hồng Nhuệ - Nguyễn Khắc Xuyên đã nhầm trong “Mục lục phân tích Tạp chí Tri Tân”. Nhất là, Hồng Nhuệ - Nguyễn Khắc Xuyên đã nhầm khi phân chia “Thử viết Việt Nam Văn học sử” và “Việt Nam Văn học sử”, kỳ thực đó chỉ là một: “Thử viết Việt Nam văn học sử”. Hiện thời, ngoài tác phẩm Nghiên cứu Văn học sử với Hoa Bằng qua Tạp chí Tri Tân vừa mới hoàn thành đây, Nguyễn Phúc An vẫn đang cố hoàn thành bản thảo cuốn sách thứ hai có liên quan đó là “Chia loại và phân tích 209 bài viết của Hoa Bằng trên Tạp chí Tri Tân”. Bản thảo tập hợp 209 bài viết khác ngoài chủ đề Văn học sử của Hoa Bằng từ số đầu tiên (ra ngày 3-6-1941) cho đến số 191 (ra ngày 14-6-1945), cũng trên tinh thần khảo và chú tác phẩm ngoài công việc chia loại và phân tích. Đó là Oán tình của Lý Bạch và Việt Nam đã đại thắng người Anh trong trận thủy chiến (cùng số 1, Tạp chí Tri Tân, ra ngày 3-6-1941) đến “Nhà quê” (số 191). Cụ thể là 170 bài viết dùng bút danh Hoa Bằng và 39 bài viết mang bút danh Song Cối. Thử viết Việt Nam văn học sử kéo dài 31 kỳ, với 6 chương, 45 tiết, dừng lại ở văn học đời nhà Trần – vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293). Đây là một trong những tác phẩm đi tiên phong trong việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Tác giả đã sử dụng phương pháp giao thoa giữa phân kỳ lịch sử với phân kỳ văn học tuy chưa giới thuyết thật rõ ràng song cách làm của ông đã thể hiện khá rõ điều đó. Qua Thử viết Việt Nam văn học sử, dường như Hoa Bằng muốn làm một đối sánh ngầm với Ngô Tất Tố khi “ông đầu xứ” cho ra đời hai tác phẩm Văn học đời Lý và Văn học đời Trần (năm 2010 được người con rể cụ Ngô là ông Cao Đắc Điểm gộp in thành sách Việt Nam văn học – Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây). Tất nhiên, Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm vượt lên không chỉ giới thiệu các tác gia, tác phẩm văn học như Ngô Tất Tố, mà còn bàn về đặc điểm văn học Việt Nam, định nghĩa và thuyết minh về phong dao tục ngữ, bàn về tiếng Việt và về lai lịch chữ Hán cùng với những lối văn vần Trung Hoa thuộc trong phạm vi văn học Việt Nam. Cùng so dây với Hoa Bằng - Hoàng Thúc Trâm, trên Tạp chí Tri Tân, Ứng Hòe - Nguyễn Văn Tố sau đó cũng viết “Việt Nam văn học sử”. Mong rằng, tác phẩm này cũng sẽ có dịp sớm ra mắt bạn đọc. Còn bây giờ, trân trọng giới thiệu đến bạn đọc “Nghiên cứu Văn học sử với Hoa Bằng qua Tạp chí Tri Tân” của Tiến sĩ Nguyễn Phúc An. Hà Nội,

02-2020 Kiều Mai Sơn

 

ĐÔI LỜI TRI ÂN

Học văn là đọc văn. Học một vấn đề là phải đọc một vấn đề, thậm chí là phải đọc nhiều vấn đề. Socrate nói: “Ta chỉ biết một điều là ta không biết gì cả!”. Đúng như vậy! Ta buộc phải tìm hiểu và biết về nhiều điều, từ cái hay, cái dở của vấn đề đó, để chính mình có sự so sánh, phản biện. Trong quá trình học, tôi nhận thấy, khi đọc một cuốn sách, cái mà tôi có được không phải chỉ là mỗi sự đúng đắn, đẹp đẽ, thông tin của cuốn sách ấy, mà những điều chưa phải của quyển sách ấy còn giúp cho tôi có điều kiện để tự nhận thức, tự phản biện. Nó buộc tôi phải đi tìm lý lẽ để chứng minh, trong quá trình đó tôi vô tình tìm hiểu thêm được nhiều điều có liên quan, hoặc là những điều hoàn toàn mới. Do đó tôi thường nói rằng: “Đọc một quyển sách không phải chỉ để biết về quyển sách đó thôi. Mà đọc một quyển sách cho biết ta phải đọc thêm những quyển sách nào khác nữa.” Nhớ lại hồi còn nhỏ, cha tôi hay rầy rà tôi về việc học, thực sự là trẻ con phần lớn đều lười học, việc bị ép học tập là một sự khó chịu, học tập là một việc bất đắc dĩ phải học, đối với tôi là như vậy. Nhiều lúc cha giận, đánh cũng đã đánh rồi, mắng cũng đã mắng rồi. Ông buông thõng một câu: “Học dã hảo bất học dã hảo, học như hòa như đạo bất học như cảo như thảo.” Ông còn nói thêm: “Học cũng được, không học cũng được, học thì như cây lúa, không học thì như cây cỏ. Thứ nào cũng có giá trị của nó, mình muốn làm cây lúa thì quý báu cho con người ăn, muốn làm cây cỏ thì cũng dùng cho trâu bò ăn, cũng dùng được vậy, thanh cao hay hạ tiện tùy mình lựa chọn.” Mấy lời ấy được nhắc đi nhắc lại thường thường, nhưng lười vẫn cứ lười, mà nhớ thì nhớ đấy. Sau này, nghĩ lại mới thấy đúng, học một vấn đề, cái hay mình tiếp thu, cái không hay, không đúng, không phải, nó giúp cho mình có cơ hội đi tìm hiểu và phản biện. Newton nói: “Điều ta biết là một giọt nước, điều ta không biết là cả đại dương.” Chỉ có khổ công lặn lội trong đó thì hầu mới biết được ba điều bốn chuyện. Nếu chỉ đứng ở trong bờ cát nhìn ra xa thẳm đại dương, chỉ là một màn mênh mông xanh biếc, hay chỉ giới hạn ở một vạch chân trời. Cái sự tìm hiểu, nghiên cứu nó đi từ bước từ bước một, từ sự vô tình đến cố ý, từ những điều nhỏ nhặt được chính mình làm to ra là như vậy đấy. Nhưng khi bắt tay vào tìm hiểu một vấn đề, buộc ta phải tìm thêm những tư liệu có liên quan, hỏi han những người có biết đến, nhờ vả những người đã đi trước, tầm hỏi tư liệu của những người có sở hữu… chứ một mình tôi thì không đủ điều kiện và khả năng. Do đó tôi thực sự biết ơn những người đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu, về mặt góp ý, cả về sự hỗ trợ tinh thần, nung đúc tôi trong quá trình tôi làm việc. Tôi nhận thức được một lời khen không phải để tôi tự mãn, mà một lời khen là một sự cổ vũ, cho tôi lòng tin nghiên cứu. Một lời chê, không phải để tôi bỏ cuộc, mà chính là cái điều khách quan tôi cần phải xem xét lại, có thể lời chê đúng, hoặc sai, nhưng điều đó khiến tôi phải tự đi tìm hiểu lại và đính chính. Những bạn đồng song góp ý và góp tư liệu cho tôi, tôi xin được tỏ chút lòng tri ân ở đây, bằng tất cả tấm chân thành.  Sau khi hoàn thành xong bản thảo nếu không có nhà xuất bản và đội ngũ biên tập viên, thiết kế viên thì bản thảo, không thể hóa thân thành ấn phẩm để phổ biến rộng rãi đến tay người đọc. Do đó, nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ đã tạo cơ hội cho bản thảo được ra đời. Cảm ơn tập thể biên tập viên đã nhọc công sửa lỗi bản thảo giúp cho tôi, đội ngũ thiết kế và dàn trang đã góp phần tạo nên thẩm mỹ cho ấn phẩm. Cuối cũng xin cảm ơn những người anh người chị, người bạn, những người đã bỏ công ra làm người đọc đầu tiên của bản thảo, góp ý sửa chữa lỗi tư duy và kiến thức, chỉ ra lỗi morat và nhín thời ra thời gian quý báu của mình để viết lời tựa, lời bạt cho quyển sách. Sau khi tác phẩm ra đời, chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, tôi xin phép được lắng nghe và tiếp thu ý kiến của những người hiểu biết, hòng bổ sung, sửa chữa để tác phẩm được hoàn thiện hơn. Xin phép cảm ơn và nhận sự góp ý của những bậc thức giả.

Chân thành tri ân!

Bình Tân, tiết Đoan Ngọ, năm Canh Tý (2020)

Phúc An - Vĩnh Tấn

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá BULL

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhNXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Văn Hóa Văn Nghệ
SKU7038467464762
Liên kết: Miếng dán chống nắng Power Long-Lasting Sun Patch The Face Shop