Nuôi Con Bằng Trái Tim Tỉnh Thức

Tên sách: Nuôi Con Bằng Trái Tim Tỉnh ThứcTác giả: Susan StiffelmanKhổ sách: 15,5 x 24 cmSố trang: 318 trangGiá bìa: 177.000 đCó lẽ không bất ngờ gì khi cuốn sách về cha mẹ và con cái thường nó...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Nuôi Con Bằng Trái Tim Tỉnh Thức

Tên sách: Nuôi Con Bằng Trái Tim Tỉnh Thức
Tác giả: Susan Stiffelman
Khổ sách: 15,5 x 24 cm
Số trang: 318 trang
Giá bìa: 177.000 đ

Có lẽ không bất ngờ gì khi cuốn sách về cha mẹ và con cái thường nói lên một điều rằng chúng ta dạy người khác chính cái điều mà ta cần phải học nhất. Giống như nhiều người lớn lên trong thập niên 1950, 1960 (không kể thập niên 1930 và 1940, 1970 và 1980), cha mẹ yêu thương con cái hết mực, lúc nào cũng mong mỏi những gì tốt đẹp cho con nhưng họ khá mù mờ về cách nuôi dạy con cái. Họ chỉ biết cố gắng làm tốt nhất có thể, họ chỉ dạy con theo phản xạ, theo lời khuyên của bác sĩ và ít nhiều làm theo bất cứ thói quen nuôi dạy con cái nào thịnh hành lúc đó. Kết quả thì như các bạn thấy, không có gì nổi bật. 
Chúng ta luôn tin rằng các bậc cha mẹ làm gì thì làm cũng phải trở thành những thiên thần hộ mệnh cho tia sáng ban sơ của con trẻ, cũng phải vinh danh chúng như là những sứ giả của niềm vui, mà quả thật các con chính là niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự. Thế mà, thực tế chúng ta lại thường thấy chúng đang vật vã loay hoay với mọi thứ trên đời, từ bài tập về nhà đến các công việc nhà, chúng ta chỉ biết đứng đó nhìn ánh sáng ấy bắt đầu tàn lụi. 
Trong Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức, tác giả đã vận dụng mọi kinh nghiệm, hiểu biết thu lượm được trong quá trình giảng dạy, tư vấn và trong cả hành trình làm cha làm mẹ của riêng mình, rồi tổng hợp lại thành một cơ sở dữ liệu có tác dụng cải thiện đáng kể con đường làm cha làm mẹ của bạn. Đầu tiên tác giả sẽ phân tích việc con cái cần chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, trở thành Thuyền trưởng trong cuộc sống của con. Bạn sẽ học được cách tránh tranh giành quyền lực mà có vẻ như nhất định sẽ xảy ra khi bạn và con mình không nhìn vào mắt nhau. Bạn sẽ phát hiện ra cách lấy lại bình tĩnh khi tạm thời đánh mất nó, cho dù con bạn có đang ngoan ngoãn, nghe lời hay không. Và bạn sẽ phát hiện ra cách giữ vững tinh thần thậm chí trong cả những lúc sóng gió nhất của chuyến hải trình làm cha làm mẹ, những sóng gió mà có thể khiến ta cho roi cho vọt lẫn cho ngọt cho bùi con cái chính khi chúng ta đang cảm thấy mình chẳng có quyền lực gì. 
Đâu đó có câu nói rằng từ khi có con, trái tim chúng ta nhảy ra khỏi lồng ngực và bắt đầu đi loanh quanh trên đôi chân của chúng mãi mãi. Nỗi đau, cái đẹp, sự bất lực và sự tuyệt vời của việc nuôi dạy một đứa trẻ tưởng như vô biên choáng ngợp tới mức bạn vẫn chưa tin là mình có thể làm được. Thỉnh thoảng, chúng ta ngắm nhìn con cái và cảm thấy nghẹt thở. Tình yêu con đã khiến ta khuỵu gối cầu nguyện cho con được an toàn, yên ổn và cuộc sống của con được hạnh phúc, vui vẻ dù hiện tại đó chỉ là cuộc sống bình dị, và cầu cho con luôn tiến về phía trước hướng tới một cuộc đời trưởng thành lâu dài. 

MỤC LỤC:
Những lời khen tặng dành cho Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức
Lời giới thiệu
Chương 1: Là thuyền trưởng vững tay lái vượt qua cả những lúc bão giông lẫn lúc yên bình
Chương 2: Gắn bó và kết nối
Chương 3: Giúp con có nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng
Chương 4: Thân thiết với con cái
Chương 5: Giúp trẻ giải tỏa nóng giận
Chương 6: Làm gì khi con cãi lời, tức giận, ăn vạ và hung hăng
Chương 7: Để con hợp tác
Chương 8: Trân trọng con cái
Chương 9: Đứa trẻ nào cũng là thiên tài
Chương 10: Giúp trẻ tránh phiền muộn và lo âu – thực sự hạnh phúc
Chương 11: Hiện diện và tỉnh thức, thư giãn không cần thiết bị điện tử 
Chương 12: Giúp trẻ tạo ra cuộc sống tốt nhất có thể
Chương 13: Hãy sống như thể con đang quan sát bạn vì đúng là như thế
PHỤ LỤC “Kể từ đây tôi nên làm gì?”

 

SÁU GIAI ĐOẠN CỦA SỰ GẮN BÓ

Nhà tâm lý Gordon Neufeld đã dựng lên một mô hình tuyệt vời giúp ta hiểu dễ dàng hơn hành trình phát triển của các mối quan hệ lành mạnh. Ông ấy đã thể hiện sáu giai đoạn của sự gắn bó, sáu giai đoạn này tạo nền tảng cho gần như là mọi mối quan hệ mà con bạn sẽ có, bắt đầu với cha mẹ, và sau đó là với anh chị em, bạn bè và người yêu.

Sự gắn bó là nhu cầu thiết yếu nhất đối với một đứa trẻ, nó còn quan trọng hơn cả thức ăn. Tất cả những nỗ lực hiệu quả nhằm hình thành hành vi của một đứa trẻ đều bắt nguồn từ tình thân thiết an toàn và đảm bảo. Hãy xem nó như là cột mốc cho mọi khía cạnh của việc nuôi dạy con cái, trong đó có cả việc xử lý với hành vi chưa tốt của con, giúp con duy trì phong độ học tập, và luôn là nơi con hướng về mỗi khi con cần lời khuyên răn và ủng hộ.

Cha mẹ thân thiết với con cái thì dễ dạy bảo con hơn. Tình thân thiết khiến cho đứa trẻ tự nhiên muốn làm vui lòng chúng ta, muốn nghe theo lời dạy bảo và hướng dẫn của chúng ta. Khi con thân thiết với chúng ta thì con thích ở bên chúng ta và ở bên chúng ta con cảm thấy bình yên. Chúng ta đã từng có thể chịu đựng được mùi thối tã của chính con mình nhưng phải bịt mũi nhăn mặt khi đó là con của người khác. Tương tự như vậy, tình thân thiết cũng gây ra hiệu ứng tương tự lên con cái khi chúng tương tác với chúng ta. (Khi bạn “không thân thiết” với ai đó – kể cả với con bạn khi chúng còn bé hay đã mười mấy tuổi – bạn có thể còn nhận ra hơi thở của chúng thật là khó chịu, khó chịu hơn nhiều khi bạn thân thiết với con). Tiếp theo đây là một bản tóm tắt ngắn gọn sáu giai đoạn của tình thân thiết gắn bó, sau đó chúng ta sẽ đi sâu vào mỗi giai đoạn.

Giai đoạn sơ khởi nhất và nguyên bản nhất chính là Gần gũi. Thông qua những tiếp xúc, đụng chạm và bế bồng, đứa bé bắt đầu hành trình kết nối với cha mẹ. Đến khoảng 2 tuổi, sự gắn kết này trở nên sâu sắc hơn bởi lúc đó đứa bé đang tìm kiếm Sự tương đồng với cha mẹ nó, đang bắt chước cử chỉ, điệu bộ, cách ăn mặc của cha mẹ, cố làm sao giống Mẹ hoặc Cha. Giai đoạn tiếp theo là Sự thuộc về hoặc sự trung thành. Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ thấy đứa trẻ ba tuổi hay gọi mẹ nhấn mạnh sự sở hữu kiểu “Mẹ của con ơi!” Đứa trẻ bốn tuổi muốn được an tâm rằng tình thân với cha mẹ sẽ mãi mãi bền lâu, do đó nó tìm kiếm bằng chứng chứng tỏ Vai trò của nó và nó hiểu rằng Mẹ và Cha (hoặc bất cứ ai đang chăm sóc nó) sẽ duy trì sợi dây thân thiết này với những ai đặc biệt hoặc quý giá đối với họ. Lên năm tuổi, chúng ta sẽ nhận thấy Yêu thương đích thực đã bắt đầu nảy nở khi sợi dây gắn bó và thân thiết này càng trở nên sâu sắc hơn. Và cuối cùng, từ tuổi lên sáu trở đi, nếu sợi dây liên kết này đã bén rễ đủ sâu thì đứa trẻ sẽ cho phép bản thân mạnh dạn bước vào vùng Được hiểu.

Mọi mối quan hệ đều đi theo sáu giai đoạn này: Gần gũi, Tương đồng, Thuộc về/Trung thành, Vai trò, Yêu thương và Được hiểu. Mỗi giai đoạn lại càng củng cố tình thân giữa cha mẹ và con cái. Ngược lại, nếu có bất cứ điều gì trong số giai đoạn này mong manh, hời hợt (ví dụ, nếu đứa trẻ không cảm thấy nó là người đặc biệt với bạn, hoặc không cảm thấy bạn luôn luôn trung thành với nó) thì sợi dây liên kết sẽ trở nên mỏng manh. 

* Susan Stiffelman là nhà báo phụ trách chuyên mục “Parent Coach” trên tờ Huffington Post uy tín và cũng là tác giả của cuốn sách Nuôi Con Bằng Trái Tim Tỉnh Thức". Cô còn là một nhà tâm lý trị liệu về cặp đôi và gia đình, một giảng viên, một diễn giả quốc tế. 

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GROOVE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông ty TNHH Xuất bản Thiện Tri Thức
Ngày xuất bản2023-09-08 00:14:25
Loại bìaBìa mềm tay gấp
Số trang318
Nhà xuất bảnNXB Dân Trí
SKU6947018043656
Liên kết: Phấn tạo khối Dual Contour fmgt The Face Shop