ác giả của cuốn sách Nuôi dạy bé trai từ 0 – 6 tuổi là người đã có 20 năm nghiên cứu về sự trưởng thành của trẻ em, quan sát 12.000 trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ em bé sơ sinh cho đến sinh viên đại học. Từ kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu tác giả đã đúc kết được những điều quan trọng đối với sự phát triển của trẻ rằng:
Ngay từ khi sinh ra, giữa bé trai và bé gái đã có những đặc trưng khác nhau cả về não bộ cũng như hệ thần kinh vận động. Do vậy cách giáo dục cũng sẽ khác nhau. Nếu nắm được điểm mấu chốt trong cách nuôi dạy cho từng bé thì bố mẹ có thể phát triển năng lực của trẻ một cách toàn diện.
Với bé trai
Khả năng học hỏi của bé trai được nuôi dưỡng bởi “hứng thú”.
Nếu làm thui chột mầm non hứng thú này của bé, thì khi lớn lên, trước khi bắt tay thực hiện việc gì bé sẽ luôn nói kiểu tiêu cực như: “Có làm thì đằng nào cũng thất bại mà thôi”, “Việc đấy với mình là không thể”. Vì vậy hãy tôn trọng những điều bé muốn làm mặc dù có rất nhiều hành động của bé mà mẹ thì không tài nào hiểu được.
Các bé trai lý giải tính chất của sự vật thông qua những trải nghiệm thất bại. Hãy để bé thất bại thật nhiều.
Có nhiều bé trai sẽ không nắm bắt được tính chất của sự vật sự việc cho đến khi bé thất bại. Trước hết, bé sẽ làm thử, nếu thất bại bé sẽ hiểu rằng, cái này là không được, cái này là đau này. Nếu ngay từ đầu bé không làm gì cả thì sẽ không thất bại, nhưng nếu vậy thì khi lớn lên một chút nữa, bé sẽ không thể lường trước được những nguy hiểm, nên gặp nhiều khó khăn.
Vào lúc 2 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi, các bé trai làm bố mẹ thực sự rất vất vả. Trong giai đoạn từ lúc tròn 1 tuổi đến 2 tuổi thì nói gì cũng: “Không, không”. Đây là thời kì phản kháng đầu tiên, cái tôi bắt đầu hình thành. Tiếp theo nữa là từ 3 đến khoảng 4 tuổi, tinh thần tự lập đã trở nên mạnh mẽ hơn. Việc gì muốn thì đòi tự mình làm cho bằng được, nên việc gì cũng “Để con làm”, “Để con, để con”. Những bà mẹ không có thời gian thường thở dài vì phải chờ đợi lâu. Từ 4 đến 5 tuổi thì biểu hiện ích kỷ của bé gia tăng. Sẽ có lúc bé ăn vạ ầm ĩ ở cửa hàng: “Mua đồ chơi cho con!”.
Thế nhưng, đây là thời kì mà mẹ cần thực sự nỗ lực. Nếu mẹ có thể xử trí phù hợp với từng độ tuổi, nuôi dưỡng tính hiếu kì, hướng dẫn làm sao để bé có tinh thần tự lập và trách nhiệm, có thể kiểm soát cảm xúc của mình, thì việc nuôi dạy bé sau đó sẽ trở nên nhàn hơn rất nhiều. Kết quả là bé sẽ có thể tự mình làm những việc của mình, có thể tự mình kiểm soát được sự ích kỷ của chính bản thân.
Nuôi dạy bé trai từ 0 – 6 tuổi sẽ chỉ ra cho bố mẹ 7 bước quan trọng trong sự trưởng thành của các bé:
Bước 0 (0 tuổi): Trải nghiệm cảm giác “vui vẻ”
-> Nuôi dưỡng “tính hiếu kỳ”
Bước 1 (1 tuổi): Trải nghiệm cảm giác “thành công
-> Nuôi dưỡng “hứng thú”
Bước 2 (2 tuổi): Trải nghiệm cảm giác “Hiểu rồi”
-> Nuôi dưỡng “khả năng tập trung”
Bước 3 (3 tuổi): Trải nghiệm “Muốn làm thử”
-> Nuôi dưỡng “tính tự lập”
Bước 4 (4 tuổi): Trải nghiệm cảm giác “Cố gắng”
-> Nuôi dưỡng “tính kiềm chế”
Bước 5 (5 tuổi): Trải nghiệm việc nói với nhau lời “Cảm ơn”
-> Nuôi dưỡng “tính quan tâm”
Bước 6 (6 tuổi): Trải nghiệm cảm giác “Đã làm đến cùng”
-> Nuôi dưỡng “Tính tự tin”
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành | Thái Hà |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 216 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |
SKU | 3914687998587 |
montessori vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương ăn dặm kiểu nhật nuôi con không phải là cuộc chiến để con được ốm đọc vị mọi vấn đề của trẻ sách ăn dặm dạy con kiểu nhật ăn dặm nuôi con không phải là cuộc chiến 1 sách dạy con ăn dặm không phải cuộc chiến sách ăn dặm kiểu nhật ăn dặm bé chỉ huy mẹ ăn ngon con khỏe mạnh ăn dặm không phải là cuộc chiến bac si rieng cua be yeu 33 câu chuyện với các bà mẹ - cùng con phát triển bản thân vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương tập 1 bố mẹ kể con nghe con mình chẳng lẽ lại vứt làm cha mẹ tỉnh thức nuôi con không phải cuộc chiến cha mẹ độc hại em bé hạnh phúc dạy con chờ đến mẫu giáo thì đã muộn cách khen cách mắng cách phạt con nuôi con không phải là cuộc chiến 2 sách cho mẹ bầu mang thai lần đầu