Giới thiệu SÁCH- Bộ: Thiền thật ra không khó - Thiền sư & em bé
Tác giả: Trần Luân Tín, Thích Nhất Hạnh
Số trang: 376
NXB: NXB Dân Trí
Năm xuất bản: 2020
THIỀN THẬT RA KHÔNG KHÓ - TRẦN LUÂN TÍN
Tôi tâm đắc với ý "hồn nhiên trước khi biết và hồn nhiên sau khi biết" mà tác giả đã nêu trong sách Thiền thật ra không khó. Nhớ lại cả một giai đoạn dài trước đây, mình chưa từng biết tới, đừng nói đến nghĩ hay bận tâm về cái sự "hồn nhiên" của mình. Bởi vì sự hồn nhiên khi ấy thực sự là thứ bản năng "trời cho".
Khi không còn sự hồn nhiên bản năng nữa thì cảm giác căng thẳng, mệt mỏi ập đến nhiều hơn, tần suất dày hơn theo thời gian. Cái đầu dường như luôn đặc quánh vì những bận bịu, lo toan, và có lẽ cả vì những giờ dài gò lưng làm việc bên máy tính.
Tôi đọc Thiền thật ra không khó, muốn tìm cho mình một liều thuốc tinh thần. Sự giản dị của văn phong, chất khiêm nhường chân thành, tận tụy nghĩ cho người đọc của tác giả thật cảm động. Không muốn làm rối trí thêm những tâm trí đã bải hoải, người viết chọn cách "cầm tay chỉ việc" rất cụ thể, tỉ mỉ tới từng thao tác để ai cũng có thể bắt đầu học thiền từ động tác cụ thể, để rồi có thể tiến đến thiền trong tâm trí.
Học buông và thả để tập trung trong trạng thái "trong suốt" là việc nói dễ hơn làm. Có ngồi thiền mới biết việc ngồi yên, không nghĩ gì cả, thực sự là một thách thức.
Tác giả Trần Luân Tín từng kinh qua cái trở ngại này nên ông chia sẻ với người đọc cách mình tự khắc chế "con ngựa bất kham" của tâm trí. Ông gợi ý, nhưng không quên nhắc rằng có thể cách đó sẽ không hay bằng cách mà mỗi người tự tìm ra cho bản thân mình.
Tôi thường nhớ tới hai chữ "lỏng" và "rỗng" mỗi khi ngồi thiền mà Trần Luân Tín nhắc lại nhiều lần, coi đó như những khẩu quyết có tính dẫn dụ súc tích nhất. Và nhận ra rốt cuộc hai chữ ấy chính là cái đích của hành thiền.
Mỗi ngày tôi tự tặng cho bản thân mình một khoảng thời gian "rỗng" hết sức có thể, để hưởng lấy sự nhẹ nhõm, thanh thản. Cùng với thời gian, tôi nhận ra mình có thể hướng tới việc thiền mọi nơi, mọi lúc trong ngày.
Bởi bất cứ khi nào nhớ tới và để tâm "quan sát", lắng nghe bên trong cơ thể mình, thì ngay khi đó tôi đã cảm thấy mình có thể bước vào trạng thái thiền.
Thiền thật ra không khó, ai cũng có thể hành thiền!
Trong lòng chúng ta ai cũng có một em bé đang đau khổ. Ai cũng có một thời gian khó khăn khi còn thơ ấu và nhiều người đã trải qua những chấn động tâm lý, những tổn thương lớn mà vết thương còn lưu lại đến bây giờ. Để tự bảo vệ và phòng hộ trước những khổ đau trong tương lai, chúng ta thường cố quên đi thời gian đau lòng đó. Mỗi khi tiếp xúc với những kinh nghiệm khổ đau ấy, chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ không chịu đựng nổi, sẽ không có khả năng xử lý nên chúng ta nén chặt những cảm xúc và ký ức của mình vào đáy sâu vô thức. Đó có thể là do đã từ lâu chúng ta không đủ can đảm để đối diện với em bé đó.
Cho dù chúng ta bỏ mặc em bé nhưng không có nghĩa là em bé không có ở đó. Cái em bé tổn thương luôn có mặt trong ta và đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của ta. Chúng ta muốn chấm dứt những nỗi đau khổ của mình bằng cách nhốt em bé vào một nơi sâu kín trong lòng và cho nó ở đó càng lâu càng tốt. Tuy nhiên trốn tránh không thể chấm dứt được nỗi đau khổ, trái lại chỉ kéo dài nó lâu hơn mà thôi.
Chúng ta đau khổ vì không tiếp xúc được với lòng từ bi và sự hiểu biết. Nếu chúng ta chế tác được năng lượng chánh niệm, hiểu biết và từ bi cho em bé bị tổn thương của chúng ta, chúng ta sẽ ít đau khổ hơn. Khi chúng ta chế tác được chánh niệm thì từ bi và cảm thông là điều ta có thể đạt được và chúng ta có thể cho phép những người khác thương mình.
Trước đây, chúng ta nghi ngờ mọi người, nghi ngờ tất cả. Tuy nhiên, lòng từ bi giúp chúng ta liên hệ được với những người khác và thiết lập lại sự kết nối.
Những người chung quanh ta, gia đình và bạn bè, có thể cũng có một vài em bé bị tổn thương trong họ. Nếu chúng ta thực tập và giúp được cho chính mình, chúng ta cũng có thể giúp được cho họ. Khi chúng ta chữa trị được cho chính mình thì những mối quan hệ của chúng ta với những người khác sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sẽ có nhiều an lạc và tình thương hơn.
Hãy quay về chăm sóc chính mình. Thân thể của ta, những cảm nhận của ta và những tri giác của ta đang cần ta. Em bé bị tổn thương trong ta đang cần ta. Nỗi khổ niềm đau của ta cần ta công nhận. Hãy trở về ngôi nhà của chính mình và có mặt cho tất cả những điều đó. Thực tập hơi thở và bước chân chánh niệm, làm tất cả các công việc trong chánh niệm là ta có khả năng có mặt thực sự, nhờ đó ta lại có thể yêu thương.
Giá $BONG