Sách - Combo Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh + Gia Đình: Tranh Đấu Hay Buông Xuôi ? ( 2 cuốn )

Tác giả: Thích Nhật Từ | Xem thêm các sản phẩm Sách Nấu ăn của Thích Nhật Từ
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Dạy Nấu Ăn || Sách - Combo Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh + Gia Đình: Tranh Đấu Hay Buông Xuôi ? ( 2 cuốn )
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Combo Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh + Gia Đình: Tranh Đấu Hay Buông Xuôi ? ( 2 cuốn )

GIỚI THIỆU SÁCH

Combo Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh + Gia Đình: Tranh Đấu Hay Buông Xuôi ? ( 2 cuốn )

1. Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh :

Lời tựa của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong sách Gia đình, xã hội và tâm linh:

Phần kinh Thiện Sanh trong kinh Trường A Hàm là cẩm nang về đạo làm người, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo qua các quan niệm về cá nhân, gia đình và xã hội của Đức Phật, đề cập đến đời sống lành, đời sống hạnh phúc, đời sống có văn hóa và những giá trị tương quan thiêng liêng nhất của kiếp người.

Đạo Phật không khuyến khích các hình thức tự cô lập hay tự tách rời bản thân khỏi các mối tương quan xã hội, vì như thế là chúng ta đã đánh mất cơ hội tiếp nhận những điều hay mà cuộc đời và người khác ban tặng, đồng thời cũng không thể thiết lập ảnh hưởng tích cực đến tha nhân.

Tương quan trong gia đình là các mối quan hệ quan trọng nhất đối với bất kỳ ai. Tương quan vợ chồng là điểm xuất phát của gia đình, và sau một thời gian chung sống, người vợ và người chồng sẽ trở thành cha, mẹ – tương quan giữa cha mẹ và con cái từ đó bắt đầu xuất hiện. Thế nên, Đức Phật đã đưa ra những lời dạy về đạo làm chồng – làm vợ, đạo làm cha mẹ – con cái, sao cho chúng ta có thể xây dựng được một gia đình ấm êm, hạnh phúc.

Đến tuổi trưởng thành, người con sẽ phải lao động mưu sinh và từ đó mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động được đặt ra. Song, trước khi có cơ hội trở thành người lao động, hầu hết mọi người đều phải trải qua thời gian học tập tại trường lớp – mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò xuất hiện từ đó. Với những lời Phật dạy về đạo làm thầy – trò, đạo làm chủ – tớ, ta sẽ có thể đối đãi với mọi người xung quanh bằng trí tuệ và lòng từ bi để có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, chân thành với thân bằng quyến thuộc cũng như với tất cả mọi người.

Ngoài các mối tương quan gia đình và xã hội, không ít người trong chúng ta còn có tương quan tâm linh, tức là mối quan hệ giữa bản thân các tín đồ với tín ngưỡng của riêng mỗi người. Mối tương quan tâm linh sẽ giúp chúng ta sống an lành, thong dong, tự tại, dù gặp được thuận duyên hay phải chịu nghịch cảnh. Trong quyển sách này, tôi nói đến tương quan tâm linh trong tín ngưỡng Phật giáo.

Thông qua Gia đình, xã hội và tâm linh, tôi hy vọng quý độc giả, quý Phật tử sẽ có thể rút ra được những bài học cho bản thân mình trong mối quan hệ gia đình, xã hội và tâm linh. Từ nền tảng đó, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh hành vi của mình nhằm thắt chặt tình cảm giữa mình với những người xung quanh. Làm được như thế có nghĩa chúng ta đã biết cách chuyển hóa, mà chuyển hóa chính là tu, là tìm thấy con đường đi đến bình an, hạnh phúc.

-------------------------------
Tên Nhà Cung Cấp Saigon Books
Tác giả Thích Nhật Từ
NXB NXB Hồng Đức
Năm XB 2021
Số trang 252
Hình thức Bìa Mềm

==============================================

2. Gia Đình: Tranh Đấu Hay Buông Xuôi ?

Có lẽ, nếu tổ chức một cuộc khảo sát để lập nên một bảng thống kê, so sánh giữa số gia đình hạnh phúc viên mãn với những gia đình bất hạnh, chúng ta sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng, những người may mắn có cuộc hôn nhân đầm ấm trọn vẹn chiếm tỷ lệ rất thấp trong xã hội này. Những bất hạnh, đau khổ đa phần đều do chính mình gây ra cho người thân, mà trực tiếp ở đây là vợ chồng, con cái, dẫn đến thương tổn cho những thành viên khác trong đại gia đình và rộng hơn là ảnh hưởng đến cả xã hội.

Những bất hạnh đó bắt nguồn từ các sai lầm, và sai lầm lại là thuộc tính của người phàm. Kinh điển của nhà Phật dạy có hai hạng thánh trong cuộc đời, hạng thứ nhất là chưa từng sơ xuất cũng như lỗi lầm; hạng thứ hai là người biết đứng dậy sau khi vấp ngã và không bao giờ tái phạm. Đức Phật cũng nói, hạng thánh nhân thứ hai mới đáng tôn kính và tán thán hơn cả Khi tìm hiểu kỹ hơn chúng ta sẽ hiểu, Đức Phật thấy rõ tâm lý con người có những lúc rất yếu. Trong lúc tâm lý bị sa sút tới mức độ yếu nhất thì bất kỳ thứ gì đến cũng sẽ trở thành cái nêm gài vào sự trống vắng dẫn dắt con người đến với những sai lầm. Vấn đề ở chỗ người sai biết nhận ra lỗi lầm, không tái phạm mới là con người đáng quý, đáng trân trọng. Nhận dạng và hiểu được điều này thì tất cả những tình huống ngoại tình đều có cơ hội quay về. Quên đi quá khứ của nhau trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cùng nhau làm lại và xây dựng tương lai.

Gia đình - Tranh đấu hay buông xuôi? là cuốn sách thứ 2 trong bộ 3 quyển của Thượng Tọa Thích Nhật Từ. Hy vọng những chia sẻ trong cuốn sách nhỏ này sẽ phần nào giúp quý độc giả tìm được cách giải quyết những xung đột, mâu thuẫn có thể gặp trong cuộc sống của mình.

-------------------------------
Tên Nhà Cung Cấp Saigon Books
Tác giả Thích Nhật Từ
NXB NXB Văn Hóa - Văn Nghệ
Năm XB 2019
Số trang 232
Hình thức Bìa Mềm
Giá CBET
Liên kết: Bộ dưỡng trắng sáng da Yehwadam Jeju Magnolia Pure Brightening Serum Special Gift Set (4SP)