Giới thiệu Sách - Được Học (Educated) - Tác giả Tara Westover
Sách - Được Học (Educated)
Tên Nhà Phát Hành Phụ Nữ
Tác giả Tara Westover
Người Dịch Nguyễn Bích Lan
Nhà xuất bản NXB Phụ Nữ
Năm XB 2019
Trọng lượng (gr) 450
Kích thước 15.5 x 23.5
Số trang 446
Hình thức Bìa Mềm
Bill Gates, vị tỷ phú từng bỏ học (thậm chí chưa được “nửa chừng”) tại ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới – Đại học Harvard – cũng đã đọc và tỏ lòng yêu mến cuốn sách với tựa gốc là Educated.
Cuốn hồi ký đến với bạn đọc Việt Nam nhờ sự giới thiệu nồng nhiệt và chuyển ngữ của dịch giả Bích Lan, một người không thể học lên cao vì sức khỏe không cho phép.
Và vai chính của cuốn sách, Tara Westover, lại là một phụ nữ phải đấu tranh đến “trầy da tróc vảy” để được tới trường.
Cuốn sách này như một giao điểm đầy thú vị.
Bạn đọc sẽ biết ngay từ đầu rằng Tara Westover đang kể một câu chuyện có thực, hơn hết lại là câu chuyện cuộc đời cô, nhưng dù ít hay nhiều chúng ta vẫn cảm thấy sao mà nó “như tiểu thuyết”!
Cô bé Tara sống trên núi, đã vậy còn chưa bao giờ được đi học bởi vì bố của Tara – một người quyết liệt bài bác trường công cũng như bất cứ khía cạnh văn minh nào “phản tự nhiên”, phản lại ý Chúa – muốn như thế. Thậm chí cô bé này không có cả giấy khai sinh, nghĩa là trong hệ thống xã hội cô không tồn tại. Tara tồn tại theo “luật” của bố: cô được định nghĩa qua những công việc nhằm sửa soạn cho ngày Tận thế, những lao động khổ ải ở bãi phế liệu, và trên hết là nề nếp khắc kỷ tuyệt đối thể hiện lòng sùng kính Chúa.
Cô gái ấy lớn lên hầu như chỉ trong cảm giác vi phạm và tội lỗi – đi học là tội lỗi, rung động với bạn khác giới là tội lỗi, mặc váy và áo thun ôm sát là tay sai của quỷ Sa-tăng. Bố Tara đã nuôi dạy cô (cũng như các anh chị em khác) ở một “thành trì” kiên cố đến mức cô hầu như không thể quen với những lời khen, với tình cảm ân cần, ưu ái. Tara Westover không hề hư cấu chuỗi kịch tính trong đời mình (đọc tự truyện, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn lo ngại việc kể sai, kể sót): từ chuỗi vận nạn của chính cô đến những tai nạn lần lượt xảy ra với các thành viên gia đình, mà hầu như tất cả đều bắt nguồn nơi tính cách, lối sống kì dị của ông bố. Song càng lật mở những trang sách thì tim chúng ta càng thắt lại với câu hỏi: Sao kia, chuyện này là có thật?
Trích đoạn
“Trong mùa hè Shawn và tôi làm việc với cái máy xén, có một buổi chiều tôi quệt mồ hôi trên mặt nhiều lần đến nỗi chúng tôi tạm dừng để ăn tối, mũi và má tôi đen sì. Đó là lần đầu tiên Shawn gọi tôi là “Mọi”. Từ đó gây ngạc nhiên nhưng không lạ. Tôi đã nghe thấy bố dùng từ đó, vậy nên ở một khía cạnh nào đó tôi biết nó có nghĩa là gì. Nhưng ở một khía cạnh khác, tôi không hiểu nó có nghĩa gì. Duy nhất một lần tôi nhìn thấy một người da đen, một bé gái da đen, đứa con nuôi của một gia đình ở nhà thờ. Bố tôi dĩ nhiên không ám chỉ đứa bé ấy.
Suốt mùa hè đó Shawn gọi tôi là Mọi (...). Cái tên đó chưa bao giờ khiến tôi khựng lại dù chỉ một giây.
Thế rồi thế giới đảo lộn: Tôi đã vào trường đại học, nơi tôi lang thang tới một giản đường và nghe các bài giảng về lịch sử nước Mĩ, mắt mở to, não ong ong. Người giảng môn đó là tiến sĩ Richard Kimball, và ông có giọng nói vang sâu. Thế là tôi biết về chế độ chiếm hữu nô lệ; tôi đã nghe bố tôi nói, và tôi đã đọc về chế độ chiếm hữu nô lệ trong cuốn sách yếu thích của bố lý giải nước Mỹ đã ra đời thế nào (...).
“Con Mọi của chúng ta đã về!”
Tôi không biết Shawn đã nhìn thấy gì trên mặt tôi – cảm giác sốc, tức giận, hay nỗi trống rỗng. Dù nó là gì, anh cũng thích thú. Anh thấy nó dễ tổn thương, một điểm yếu. Đã quá muộn để giả vờ dửng dưng.
“Đừng gọi em bằng cái tên đó”, tôi nói. “Anh không biết nó có nghĩa là gì đâu”.
“Tao biết chứ”, anh nói “Mặt mày đen nhẻm, như Mọi!”.
Trong suốt thời gian còn lại của buổi chiều hôm đó – trong suốt mùa hè ấy- toi là Mọi. Trước đó, hàng nghìn lần tôi đã trả lời bằng thái độ dửng dưng. Nếu có phản ứn thì tôi đã tỏ ra thích thú và nghĩ rằng Shawn thật vui tính. Bây giờ trò nhả đó khiến tôi muốn khóa miệng anh. Hoặc bắt anh ngồi xuống với một cuốn sách lịch sử, miễn sao đó không phải là cuốn mà bố tôi vẫn để trong phòng khách bên dưới bản sao Hiến pháp được đóng khung”.
(Chương Chuyện kể của những người lập quốc)
“Cháu nên rửa tay sau khi sử dụng toa lét chứ”
“Không quan trọng đến thế đâu ạ”, tôi nói. “Ở nhà chúng cháu thậm chí không có xà phòng thơm trong phòng vệ sinh”.
“Không đúng”, bà nói. “Ta nuôi dạy mẹ cháu tử tế hơn thế”.
Tôi đứng dạng chân, sẵn sàng đấu khẩu, cãi lại bà rằng chúng tôi không dùng xà phòng thơm, nhưng khi tôi nhìn lên, người phụ nữ mà tôi thấy không phải là người mà tôi nghĩ sẽ thấy. Bà dường như không lòe loẹt, không giống típ người lãng phí cả một ngày đẻ bực dọc về tấm thảm trắng của mình (...).
Bà dẫn tôi vào phòng vệ sinh và nhìn tôi rửa tay, sau đó bảo tôi lau khô tay vào chiếc khăn tắm màu hồng. Tai tôi nóng bừng, họng tôi bỏng rát.
Giá SNK