Giới thiệu [Mã LIFEMALL995 giảm 10% đơn 99K] Sách - Khi mọi thứ sụp đổ: When things fall apart
Khi mọi thứ sụp đổ - When things fall apart
Lời khuyên chân thành trong những thời điểm khó khăn
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả Pema Chödrön
Dịch giả Quảng Diệu
Số trang 316
Nhà xuất bản Hà Nội
Khổ 13 x 19cm
Năm xuất bản: 2021
MỤC LỤC:
Lời giới thiệu
1. Chạm đến nỗi sợ
2. Khi mọi thứ sụp đổ
3. Chính khoảnh khắc hiện tại là người thầy hoàn hảo
4. Thả lỏng tự nhiên
5. Không bao giờ là quá trễ
6. Không gây hại
7. Tuyệt vọng và cái chết
8. Tám pháp thế gian
9. Sáu kiểu cô đơn
10. Hiếu kỳ về sự tồn tại
11. Không loạn động và bốn chướng ma
12. Trưởng thành
13. Nới rộng vòng tròn cảm thông
14. Thứ tình yêu không chết
15. Đi trái với lẽ thường
16. Những người phục vụ hòa bình
17. Quan điểm
18. Những chỉ dẫn mật truyền
19. Ba phương pháp làm việc với sự hỗn loạn
20. Thủ thuật “Khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác”
21. Quay ngược vòng luân hồi
22. Đường đi là đích đến
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
Chạm đến nỗi sợ
Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên để tiến gần hơn tới chân lý
Hành trình nội tâm và điều tất yếu của nỗi sợ
Bước chân vào hành trình tâm linh giống như bước vào một chiếc thuyền rất nhỏ và ra khơi để đi tìm những vùng đất mới. Càng để tâm vào thực hành, chúng ta càng có thêm động lực, nhưng đồng thời trước sau gì, chúng ta cũng phải đối mặt với nỗi sợ. Để chạm đến những cột mốc mới, người ta phải vượt qua những giới hạn cũ, đó là điều tất yếu. Như những nhà thám hiểm của bất kỳ chuyến hành trình nào khác, chúng ta dấn thân khám phá những điều bí ẩn đang chờ đợi phía trước mà không chắc liệu mình có đủ dũng khí đối diện nó hay không.
Nếu thấy thích thú và quyết định tìm hiểu Phật Pháp, chúng ta nhất định sớm gặp được những hướng tiếp cận khác nhau. Trong thiền tuệ, chúng ta thực tập chánh niệm, hoàn toàn có mặt ở hiện tại trong tất thảy mọi hành động và suy nghĩ. Với Thiền tông, chúng ta học giáo lý về tánh không và phải nỗ lực để kết nối với sự sáng suốt, cởi mở không giới hạn của tâm trí. Giáo lý Kim Cang thừa giới thiệu khái niệm làm việc với dòng năng lượng trong tất cả mọi tình huống, nhìn mọi thứ nảy sinh không tách biệt khỏi trạng thái tỉnh thức. Bất cứ cách tiếp cận nào kể trên cũng đều khích lệ và khiến ta hăng hái khám phá nhiều hơn, nhưng nếu muốn tiến sâu và thực hành không thối chuyển, thì đến một lúc nào đó, trải nghiệm nỗi sợ là điều chúng ta không thể nào tránh khỏi.
Sợ hãi là một trải nghiệm phổ biến. Thậm chí loài côn trùng nhỏ nhất cũng biết sợ. Nhúng tay qua làn nước thủy triều, đưa ngón tay lại gần đám hải quỳ mở cánh, chúng sẽ lập tức khép lại. Mọi thứ diễn ra một cách tự phát. Sợ hãi khi đối diện với những điều chúng ta không biết chẳng phải là điều gì đáng xấu hổ. Nó chỉ là một phần của bản năng sinh tồn, tất cả chúng ta đều giống nhau. Chúng ta phản kháng với khả năng bị cô đơn, với cái chết, với việc không còn gì để có thể bám vào hay víu lấy. Sợ hãi là một phản ứng tự nhiên để tiến gần hơn tới chân lý.
Một khi quyết định không rời bước dù chuyện gì xảy ra, những gì chúng ta đã kinh qua sẽ trở nên rõ ràng sống động. Mọi thứ sáng tỏ hơn khi ta không còn nơi nào để chạy trốn.
[…]
Giá POLI