[Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Mâu Tử Lý hoặc luận - Nghiên cứu và Phiên dịch

Tác giả: TS. Dương Ngọc Dũng | Xem thêm các sản phẩm Triết Học của TS. Dương Ngọc Dũng
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Tôn giáo & Triết học || Sách Mâu Tử Lý hoặc luận - Nghiên cứu và Phiên dịch
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu [Mã BMBAU50 giảm 7% đơn 99K] Sách Mâu Tử Lý hoặc luận - Nghiên cứu và Phiên dịch

Tác giả: TS. Dương Ngọc Dũng
Khổ sách: 16x24 cm
Số trang: 192 trang
Năm xuất bản: 2020

Mâu Tử Lý hoặc luận - Nghiên cứu và Phiên dịch

Tại Việt Nam người đầu tiên dịch trọn vẹn tác phẩm này là Lê Mạnh Thát. Là người tiên phong, ông khó tránh những sơ xuất trong phiên dịch mà chúng tôi sẽ chỉ ra trong bản dịch này. Tại phương Tây, Paul Pelliot là người đầu tiên dịch trọn vẹn Lý hoặc luận sang tiếng Pháp, cũng như John Keenan là người đầu tiên dịch toàn bộ Lý hoặc luận sang tiếng Anh. Chúng tôi cũng tham khảo một số bản dịch sang Trung văn (có sẵn trên mạng) nhưng hầu hết đều sai sót rất nhiều và không hề giải thích hay chú thích lý do tại sao lại dịch như vậy. Bản thân Mâu Tử là người dùng nhiều từ cổ, cộng thêm hiện tượng sao chép nhiều lần, điều này gây khó khăn cho người dịch không ít, mặc dù ý nghĩa thì rất rõ ràng.



Quan điểm của chúng tôi rất đơn giản và không “treo” vào quá nhiều sự kiện đòi hỏi được kiểm chứng. Nếu chấp nhận thời điểm sáng tác của Lý hoặc luậnkhoảng thế kỷ thứ 5 thì chẳng cần phải gắn nó với một truyền thống Phật giáo (như Pelliot và Lê Mạnh Thát) hay với một cuốn kinh (như Maspéro) vì vào thế kỷ thứ 5 tri thức Phật giáo chẳng còn xa lạ gì với Trung Quốc và mọi chi tiết liên quan đến Phật giáo trong tác phẩm Lý hoặc luận đòi hỏi phải được giải thích trên cơ sở phương pháp luận thông diễn tư tưởng Phật giáo của thời kỳ này, tức phương pháp “cách nghĩa” 格義mà Đạo An (314-385)và Huệ Viễn (334-416) là hai đại biểu nổi tiếng nhất của phương pháp thuyên thích này. Đạo An là tăng sĩ Trung Quốc đầu tiên dùng “cách nghĩa” để giải thích tư tưởng Phật giáo. Huệ Viễn là người chủ trương “thần bất diệt luận” mà Mâu Tử lập lại. Đây chính là phương pháp thuyên giải tư tưởng Phật giáo chính của Mâu Tử: dùng Nho giáo và Đạo giáo để giải thích Phật giáo. Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Lý hoặc luậnra đời vào thời gian này (cuối thế kỷ thứ 4và đầu thế kỷ thứ 5).

Tác phẩm Lý hoặc luận 理惑論 của Mâu Tử 牟子có thể nói là tác phẩm được nhiều học giả khi nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam biết đến nhiều nhất và thậm chí nhiều người (nổi tiếng nhất có nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát) xem nó là tác phẩm điển hình cho Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu tiên. Lê Mạnh Thát viết: “Lý hoặc luậntừng là một tác phẩm lý luận gối đầu giường của người Phật giáo ở Viễn Đông, mà cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với lịch sử dân tộc ta, nó là một tác phẩm lý luận có một vị trí xung yếu. Từ những năm 1096, Thông Biện khi trình bày lai lịch của Phật giáo nước ta cho thái hậu Ỷ Lan, dẫn lời của Đàm Thiên, đã nói tới Mâu Bác và Khương Tăng Hội như hai đại biểu tôn giáo đầu tiên ở nước ta. Đến thời cận đại, thiền sư Pháp Chuyên (1726-1798) khi viết Tam bảo biện hoặc luận, tuy chủ yếu dựa vào Chiết nghi luận của Tử Thành, đã xa gần nói đến Mâu Tử. Đặc biệt đến đầu thế kỷ XX, khi Trần Văn Giáp giới thiệu về ông như một trong những nhà truyền bá đạo Phật đầu tiên ở Việt Nam, Mâu Tử trở nên quen thuộc không những đối với học giới, mà còn đối với bộ phận lớn người dân.
Giá OSAK
Liên kết: Mặt nạ Keo ong ngừa lão hóa The Solution Double Up Nourishing Care Face Mask The Face Shop