Giới thiệu Sách - OSHO UPANISHAD - Cốt Tủy Của Giáo Huấn Tặng Bookmark
OSHO – UPANISHAD - Cốt Tủy Của Giáo Huấn
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Osho
Ngày xuất bản: 05-2019
Kích thước: 13 x 19 cm
Dịch Giả: Lê Xuân Khoa
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 285
Nhà xuất bản : Hà Nội
Tôi đã lựa chọn nói về bộ kinh Upanishad bởi vì với tôi, nó đại diện cho một trong những sự diễn đạt điều tối thượng thuần khiết nhất có thể – nếu có thể diễn đạt được điều đó. Điều này thực sự khó, theo nghĩa là không thể truyền tải thông qua tâm trí điều vượt ra ngoài tâm trí. Ở một phương diện nào đó, hoàn toàn không thể nói gì về điều bạn cảm nhận được khi bạn đang ở trong sự im lặng sâu xa nhất. Khi lời nói không tồn tại bên trong bạn, khi ngôn từ ngừng hoàn toàn, khi trí năng không còn vận hành, khi tâm trí hoàn toàn không ở đó để ghi nhớ, lúc ấy điều đó xảy ra, lúc ấy bạn trải nghiệm. Và khi tâm trí quay lại, khi kí ức bắt đầu vận hành, khi trí năng chiếm hữu bạn một lần nữa, trải nghiệm đã qua đi rồi. Bây giờ trải nghiệm không còn ở đó; chỉ còn lại những tiếng vọng của nó, những rung động của nó. Chỉ có thể nắm bắt được những tiếng vọng, những rung động đó.
Đó là lí do tại sao những ai đã biết luôn không thể, rất khó, thốt ra điều gì đó. Những người không biết gì hết có thể nói nhiều. Nhưng với những ai biết, ngày càng khó nói điều gì đó bởi vì bất cứ điều gì họ nói đều có vẻ sai. Họ có thể so sánh trải nghiệm của mình với những cách diễn đạt nó bởi vì họ có một trải nghiệm sống. Giờ đây họ có thể cảm nhận ngôn ngữ đang làm gì với nó: Ngôn ngữ đang làm sai lệch nó.
Khi một trải nghiệm sống bước vào lời nói, nó trông như đã chết, nhợt nhạt. Một trải nghiệm sống có tính toàn bộ, trong đó toàn thể bản thể bạn nhảy múa và hân hoan, còn khi được diễn đạt thông qua trí năng, nó trông mờ đục, chẳng có ý nghĩa gì.
Những người không biết có thể nói nhiều bởi vì họ chẳng có gì để so sánh. Họ không có trải nghiệm nguyên gốc, họ không thể biết họ đang làm gì. Một khi ai đó biết, anh ta biết việc diễn đạt nó đúng là một vấn đề. Nhiều người đã hoàn toàn giữ im lặng và vì thế, nhiều người đã hoàn toàn không được ai biết đến – bởi chúng ta chỉ có thể biết về người nói ra. Khoảnh khắc ai đó nói ra, anh ta bước vào xã hội. Khi ai đó ngừng nói, anh ta rời khỏi xã hội, anh ta không còn là một phần của nó. Ngôn ngữ là môi trường trong đó xã hội tồn tại. Nó giống hệt như máu: Máu lưu thông trong bạn và bạn tồn tại. Ngôn ngữ lưu thông trong xã hội và xã hội tồn tại. Thiếu ngôn ngữ thì không có xã hội. Cho nên những ai vẫn còn im lặng thì rơi ra ngoài xã hội. Chúng ta đã lãng quên họ. Kì thực, chúng ta chưa bao giờ biết đến họ.
Ở đâu đó, Vivekananda đã nói – và nói rất đúng – rằng những Đức Phật, những Krishna2 và những Chúa Jesus mà chúng ta đã biết không thực sự là những điển hình. Họ không thực sự là trung tâm, họ ở ngoại vi. Lịch sử đã để thất lạc những diễn biến cốt yếu nhất. Những người đã trở nên im lặng tới mức không thể giao tiếp với chúng ta thì không được biết đến. Không thể biết đến họ, không có cách nào để
Giá KIN