Giới thiệu Sách - Pierre Bourdieu - Một dẫn nhập
Pierre Bourdieu một dẫn nhập
Tác giả: Pierre Mounier
Dịch giả: Phạm Như Hồ
Khổ sách: 13x20,5 cm
Số trang: 392 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Xuất bản: NXB Tri Thức
II. NỘI DUNG
Pierre Bourdieu (1930-2002), được coi là một trong những gương mặt lớn nhất của giới nghiên cứu khoa học xã hội Pháp, và có tầm ảnh hưởng trên thế giới trong nửa sau thế kỉ XX. Kế thừa di sản trực tiếp từ Marx, Weber, Mauss, Durkheim, Cassrer, Althusser, Bacherlard,... các nghiên cứu của ông xuất phát từ nhân học đã nhanh chóng chuyển sang xã hội học và được triển khai trên một quy mô rất rộng bao trùm nhiều ngành và nhiều lĩnh vực của khoa học nhân văn.
...
Bourdieu là một người kì lạ theo nhiều kiểu cách. Quê ở vùng Béarn, hành trình giáo dục đã dẫn ông đến Trường Sư phạm Cao cấp, nơi ông theo học và tốt nghiệp thạc sĩ triết học năm 1955. Nhanh chóng gia nhập vào môi trường mà đa số thành viên là những “kẻ kế thừa”, Bourdieu đã đề cập cảm nhận lạ lùng mà ông có khi cảm thấy mình không ở đúng vị trí của mình, khi buộc phải chứng minh vị thế của mình[1], hơn là một sự “oán giận” đôi khi được nêu lên một cách ác ý. Thay vì theo đuổi một hành trình đại học cổ điển, ông đi giảng dạy ở Đại học Khoa học Xã hội Algérie, nơi ông bắt đầu một nghiên cứu dân tộc học về vùng Kabyle.
Những đóng góp của ông về không gian biểu tượng của căn nhà kabyle, về hôn nhân Ả rập và về những biến đổi xã hội do tiến trình công nghiệp hóa Algérie gây ra, đã dẫn đến sự phê phán mô hình nhân học thống trị vào thời đó, tức là thuyết cấu trúc của Lévi-Strauss. Sau đó, ông chuyển sang xã hội học và bắt đầu nghiên cứu những cách hành xử văn hóa rồi trường học dưới sự hướng dẫn của Raymond Aron, triển khai một xã hội học về hành động thực tiễn mà những nét đầu tiên đã được phác họa trong sự phê phán thuyết cấu trúc. Được Aron chỉ định làm Giám đốc Trung tâm châu Âu về xã hội học lịch sử, Bourdieu lại có sự bất hòa với ông này vào năm 1968. Đây là sự tuyệt giao cuối cùng giúp cho ông có được sự tự do lí thuyết và thực tiễn mà bản thân tìm kiếm.
Từ đó, ông có được phòng thí nghiệm của mình (Trung tâm xã hội học châu Âu), tạp chí của mình (Kỉ yếu nghiên cứu khoa học xã hội (Actes de la recherche en sciences sociales)), và bộ sưu tập của mình (“Lí lẽ thông thường” (Le sens commun) ở Nhà xuất bản Minuit, “Liber” ở Nhà xuất bản Seuil), một bộ sưu tập dựa vào tổ chức hoạt động chính trị của ông (Lí do để hành động - Raisons d’agir). Như ta có thể thấy, hành trình tri thức của Pierre Bourdieu được xây dựng dựa trên ba sự đoạn tuyệt: với triết lí “kinh viện” như ông nói, tức là triết lí hàn lâm; rồi với nhân học cấu trúc; và cuối cùng là với xã hội học của Aron. Tính đặc thù của hành trình này đã không cản trở một sự thành công ngay trong các định chế hàn lâm: Giáo sư đại học, Giám đốc nghiên cứu ở Trường Thực hành Nghiên cứu Cao cấp (École Pratique des Hautes Études), Giám đốc nghiên cứu ở Trường Nghiên cứu Khoa học Xã hội Cao cấp (École des Hautes Études en Sciences Sociales), và sau cùng là Giáo sư ở Viện Pháp Quốc. Điều này cho thấy Bourdieu không phải là người bị ghét trong giới xã hội học Pháp như một số người đã mô tả ông. Ông cũng không phải là một người bị cô lập vì đã xây dựng được một “nhóm thân cận” thừa hưởng và phát triển những chủ đề ưa thích của mình. Nói cách khác, ông đã xây dựng được một trường phái và chiếm giữ một vị trí quan trọng trong trường tri thức của Pháp - và ở nhiều nước khác, đặc biệt ở Mĩ, nơi nghiên cứu của ông đã tạo ra nhiều bình luận[2], ngay cả khi nói về vị trí đặc biệt của ông.
Một điểm nổi bật là hiếm có những trao đổi giữa Bourdieu và các đồng nghiệp. Khi đọc những cuốn sách xã hội học hiện nay, người ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng Bourdieu rất ít được trích dẫn trong sách của các đồng nghiệp - tất nhiên ngoại trừ những môn đồ của ông, những người chỉ trích dẫn ông mà thôi - và chính Bourdieu cũng rất ít trích dẫn các đồng nghiệp của mình. Tình hình này một phần là do tính chất đặc thù của một sự nghiệp dựa trên cơ sở của những tiền đề lí thuyết mạnh, đã tạo ra những khái niệm và những cách hành xử cho riêng ông, và dựa trên một cách thức lí luận đặc thù. Chính Bourdieu cũng đã nhấn mạnh đến tính nguyên khối của sự nghiệp của mình với sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn, trong đó các “luận đề” không thể được hiểu và trình bày tách rời với các điều kiện và thể thức của cuộc điều tra xã hội học. Do đó, về mặt lí thuyết, không thể đưa ra một loại “tóm tắt”, một thứ “dẫn nhập” hay tệ hơn nữa là một bản tóm tắt (digest) sự nghiệp của Bourdieu.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của những bài xã luận của Bourdieu, với một cách hành văn khó hiểu, sự lựa chọn những chủ đề (nhà trường, văn hóa) được phân tích một cách tinh tế nhưng lại bị những nhà bình luận có thẩm quyền phê phán một cách thô thiển, tất cả những điều đó đều là những trở ngại cho sự phổ biến - nói một cách không khinh suất là sự truyền bá - rộng rãi một sự nghiệp quan trọng trong quần chúng. Chính Bourdieu cũng ý thức được điều này và hình như đã có giải pháp k
Giá ARCO