Giới thiệu Sách - Sự trung thực của xác chết – ghi chép của một pháp y
Sự trung thực của xác chết – ghi chép của một pháp y
Công ty phát hành: Thái Hà
Tác giả: Hajime Nishio
NXB: Thế giới
Khổ: 14x20cm
Dịch giả: Như Nữ
Số trang: 240 trang
Năm xuất bản: 2022
[ThaiHaBooks] “Chết là phần bóng tối của sự sống vốn vẫn quay lưng về phía chúng ta” – Rainer Maria Rilke
Khi nghe đến hai chữ “pháp y”, mọi người sẽ liên tưởng đến điều gì?
Có lẽ nhiều người sẽ mường tượng tới những hình ảnh giống như trong các bộ phim nổi tiếng trên truyền hình, kể về những người chuyên giải phẫu thi thể của nạn nhân bị giết hại trong các vụ án và cùng với cảnh sát hình sự truy tìm chân tướng sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, bác sĩ pháp y không truy tìm chân tướng các vụ án hình sự mà truy tìm “chân tướng cái chết”, hay nói các khác là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “vì sao người này lại chết?”.
Mọi người thường nghĩ pháp y là “một ngành chẳng có gì thú vị cả” và đôi khi còn hơi đáng sợ, bởi họ phải đối diện với những thi hài trong tình trạng “không được bình thường” ví dụ như người bị hại, tự sát hay chết trong cô độc… Họ không chữa trị bệnh tật như các bác sĩ lâm sàng, cũng không được bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân cảm ơn. Ngay cả trong giới y học, họ cũng tự xác định bản thân là những người đứng trong bóng tối. Dù vậy, việc tồn tại trong bóng tối cũng giúp họ nhìn ra được điều mà người khác không thấy được.
Với kinh nghiệm 20 năm trong ngành, Hajime Nishio đã thực hiện không ít các cuộc giải phẫu thi thể. Tác giả thường phải đối diện với rất nhiều sự đau đớn, khổ sở không nói nên lời của người đã và đang sống trong xã hội Nhật Bản. Thông qua Sự trung thực của xác chết, ông còn muốn truyền tải đến độc giả những “khác biệt” mà mình đã được chứng kiến từ những thi thể ấy.
Mục lục:
Mở đầu
Chương 1: Chết vì nghèo đói
Chương 2: Chết trong cô độc
Chương 3: Chết vì tuổi già
Chương 4: Sự khác biệt sau khi chết
Chương 5: Trước bàn phẫu thuật
Chương 6: Thi thể trong vụ án mạng
Chương 7: Thi thể hạnh phúc
Lời kết
Trích đoạn nội dung:
Từ trước tới nay, một bộ phận quần chúng vẫn luôn mạnh mẽ phê phán những người nhận trợ cấp xã hội là “lười lao động, sống ăn chơi”, thế nhưng dưới góc độ quan sát trên bàn giải phẫu, tôi lại thấy mọi chuyện dường như không phải như vậy. Chắc chắn trong xã hội này vẫn còn những con người đói khát tới mức chết trong cô độc và không thể cầu cứu bất cứ ai.
Tôi đã viết không biết bao nhiêu biên bản khám nghiệm tử thi, lúc nào tôi cũng viết danh tính người đã mất trước tiên. Có lẽ cái tên chính là nơi gửi gắm những kỳ vọng của bố mẹ là “mong muốn nuôi con thành người”. Vậy nên, mỗi khi chứng kiến những đứa trẻ còn chưa được đặt tên đã phải rời khỏi thế gian, tôi lại thấy ngực mình đau nhói.
“Chết vì nghèo đói”. Cho dù chỉ gói gọn trong câu ngắn như vậy nhưng thực tế lại có rất nhiều kiểu chết khác nhau. Có người vì nghèo đói mà mắc bệnh chết, có người lại lựa chọn tự giết chết chính mình. Đây chính là bộ mặt đời thường của xã hội Nhật Bản hiện đại, là chuyện có thể xảy ra với bất cứ ai.
Không phải ai sống độc thân cũng đều “cô độc”. Nhưng ngược lại, có người cho dù sống cùng gia đình hay trong cộng đồng, trường học, công ty thì vẫn không tránh khỏi cảm giác cô độc, lạc lõng. Hay nếu sự cô độc ấy là ý muốn của bản thân, là tự bản thân tạo ra nó, thì đó có lẽ cũng chính là cách sống của chính bạn.
Chúng ta không thể lựa chọn cách chết cho chính mình. Chính vì vậy, tôi vẫn luôn mong mỗi người có thể dành hết tinh thần tập trung cho “sự sống” của bản thân ngay tại thời điểm này thay vì chỉ lo về “cái chết”.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá PAW