Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Du Lịch - Du Ký || Sách Sức mạnh của Đạo Phật
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách Sức mạnh của Đạo Phật

Thông tin chi tiết
Công ty phát hành Thái Hà
Tác giả : Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jean-Claude Carriere
Ngày xuất bản 04-2019
Dịch Giả Lê Việt Liên
Số trang 266
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hà Nội
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Chia sẻ của tác giả Jean_Claude Carriere khi viết về cuốn sách “Sức mạnh của đạo Phật”.
“Những cuộc đàm thoại được thuật lại trong cuốn sách này đã diễn ra tại McLeod Ganj, gần Dharamsala, ở phía bắc Ấn Độ, vào tháng Hai năm 1994, và nói chính xác hơn là tại tự viện Thekchen Choling, nơi Đức Đạt-lai Lạt-ma đang sống. Tôi tới đó vào ngày 10 tháng Hai và đã tham dự những ngày lễ hội mừng năm mới của Tây Tạng bắt đầu từ lúc năm giờ sáng ngày 11 tháng Hai. Tôi ở lại McLeod Ganj hai tuần.
Nhờ anh bạn Laurent Laffont mà tôi đã nảy sinh ý tưởng viết cuốn sách này cũng như tiến hành chuyến đi nói trên. Tôi đã gặp Đức Đạt-lai Lạt-ma hai lần, rất ngắn, trong những dịp Ngài qua Pháp mới đây. Đầu tiên, tôi liên hệ với những người phụ trách Văn phòng Tây Tạng tại Paris, và nhờ họ mà mọi việc đều diễn ra dễ dàng. Khi nhớ lại chuyến đi đó, tôi vẫn còn lưu lại kỷ niệm về những ngày vô cùng thoải mái, trừ việc phải chuẩn bị cho chuyến đi trong suốt vài tháng mà tôi cho là cần thiết. Đặc biệt, tôi cảm thấy không khí trong tự viện vừa nghiêm trang, vừa tươi vui, không hề vội vã, cũng không hề căng thẳng.
Trước chuyến đi, theo yêu cầu của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tôi đã viết vài lá thư để trình bày với Ngài những chủ đề tôi muốn đề cập. Tất cả những chủ đề này đều liên quan tới vai trò của đạo Phật trong thế giới ngày nay như mọi người vẫn nghĩ và sự hấp dẫn ngày càng mạnh mẽ của đạo này. Chúng tôi muốn nói tới đạo Phật trong mối quan hệ của nó với cuộc sống thường nhật của chúng ta, với chính trị, với những tôn giáo khác và những truyền thống khác, đặc biệt đồng thời nhấn mạnh tới ba vấn đề: bạo lực, môi trường và giáo dục. Tôi nhanh chóng nhận thấy, và vả lại giáo lý cũng nói lên điều đó, rằng không một cái gì có thể tách rời khỏi những cái còn lại, và rằng mỗi một lời nói của chúng ta đều nằm trong một mạng lưới quan hệ mở rộng ra tới vô hạn. Không thể tách riêng chủ thể này hay chủ thể khác ra khỏi tổng thể triết lý của đạo Phật. Thực ra, tôi cần phải nói về tất cả, trong khi tránh đi vào những chi tiết phức tạp của giáo lý, của huyền thoại và của lễ nghi.
Vì không có nhiều thời gian (vả lại một kiếp người liệu có đủ chăng?), biết rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma là một trong những nhân vật được nhiều người muốn tiếp kiến nhất nên ngay từ buổi đầu, tôi đã đề nghị sẽ không hỏi Ngài về những nội dung giáo lý hay thực hành đã được Ngài đề cập trong một vài tác phẩm, và nếu cần, sẽ sử dụng một số trích đoạn các
nội dung đó để đưa vào cuốn sách này.
Ngài chấp thuận ngay và điều đó làm chúng tôi lợi rất nhiều về mặt thời gian.
Chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa tại Paris để làm sáng tỏ một vài chi tiết.
Vấn đề cơ bản đặt ra ngay từ đầu là xác định mức độ tri thức của cuốn sách. Chúng tôi viết cho ai đây? Vì cả Đức Đạt-lai Lạt-ma và tôi đều không chỉ nhằm đối tượng đọc là các nhà chuyên môn (bản thân tôi cũng không phải là một người trong số họ), mà muốn để cho càng nhiều độc giả đọc càng tốt, nên tôi nhanh chóng nhận ra rằng, cần thiết phải có những phần giải thích xen lẫn vào nội dung đàm thoại giữa chúng tôi.
Có thể nói rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma hiểu biết rất uyên thâm về những khái niệm mà Ngài nêu ra. Tôi cũng hơi biết chút ít về những khái niệm đó, còn đa phần bạn đọc của chúng ta có thể không biết, hoặc hiểu biết ở mức hời hợt, có nghĩa là hiểu sai. Vì thế, với sự đồng ý của Ngài, tôi quyết định sẽ ngắt quãng cuộc đàm đạo mỗi khi cần thiết để giải thích một điểm nào đó và đưa vào những tài liệu tham khảo. Đương nhiên, toàn bộ cuốn sách này đã được Ngài và các cộng sự của Ngài xem lại.
Những cuộc đàm thoại của chúng tôi diễn ra tại phòng khách ở Thekchen Choling. Mỗi lần kéo dài chừng ba tiếng. Chúng tôi nói tiếng Anh, nhưng khá thường xuyên, Đức Đạt-
lai Lạt-ma chuyển sang nói tiếng Tây Tạng và yêu cầu Lhakdor dịch cho tôi. Tôi ghi âm toàn bộ những điều chúng tôi đã nói với nhau và tối đến, tôi nghe lại và ghi chép những cuộc đối thoại trong ngày.
Tôi viết cuốn sách này tại Paris, vào những tháng sau khi tôi về nước. Trình tự các cuộc nói chuyện được giữ nguyên, mặc dù có lúc tôi cho rằng phải gộp lại một vài chủ đề và làm nổi bật hơn các câu hỏi và đáp. Dù sao, đây cũng là một cuộc nói chuyện, nên nếu có một số câu lặp đi lặp lại thì cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tôi đã giữ lại những câu đó với mục đích không làm cuốn sách mất đi một chút lộn xộn sinh động trong việc phác họa một con đường khúc khuỷu, lúc đầu thì dễ, song dần dà sẽ mở rộng ra mọi hướng.
#sachkinang #sachmebe #sachthamkhao #sachkinhte #sachdoc
Giá 4MW
Liên kết: Bộ dưỡng Tràm Trà ngừa mụn se lỗ chân lông Tea Tree The Face Shop