Giới thiệu Sách - Tam mệnh thông hội tập 3 : Luận mệnh tinh yếu - Tứ Khố Toàn Thư - Tác giả Vạn Dân Anh
Tác giả: Vạn Dân Anh
Dịch giả: Chu Tước Nhi
Nhà xuất bản: Thời Đại
Nhà phát hành: Minh Lâm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 615
Kích thước 19x27
Cân nặng: 2,200 (gram)
Tam mệnh thông hội, T3 - Luận mệnh tinh yếu - Tập đại thành về mệnh lý tứ trụ truyền thống.
Mục lục sách:
Quyển 10: Bí quyết luận mệnh
Chương 1: Khẩu quyết luận mệnh (52 tiêu mục nhỏ)
Chương 2: Vu hàm đề yếu (33 tiêu mục nhỏ)
Chương 3: Ngọc tỉnh áo quyết (115 tiêu mục nhỏ)
Quyển 11: Khí tượng mệnh lý và tính cách của con người
Chương 1: Khí tượng (13 tiêu mục nhỏ)
Chương 2: Phần lục thần
Chương 3: Tăng ái phú
...
Chương 7: Hỷ kỵ thiên
Quyển 12: Giả thích về các phú luận mệnh
Chương 1: Nguyên lý phú
Chương 2: Phú chân bảo
...
Chương 17: Ngũ ngôn độc bộ
Thông tin thêm về Tam mệnh thông hội ( bộ 3 tập)
Nghiên cứu lý luận hàng ngàn năm và thu thập từ thực tiễn không chỉ hoàn thiện hệ thống luận mệnh tứ trụ mà còn tích luỹ lượng lớn các tác phẩm nghiên cứu, nổi tiếng nhất có Uyên hải Tử Bình, Tam mệnh thông hội. Uyên hải Tử Bình khá hoàn chỉnh, là tác phẩm nổi tiếng luận thuật một cách có hệ thống về mệnh lý học tứ trụ do Từ Tử Thăng ở đời Tống dựa trên phương pháp luận mệnh của Từ Tử Bình ghi chép lại, là tác phẩm mở màn cho mệnh lý học tứ trụ. Mệnh lý thám nguyên là tác phẩm của Viên Thụ San đời Thanh. Dựa trên cơ sở của các tác phẩm nổi tiếng trước đó, cuốn sách này đã kết hợp vệc kiểm nghiệm tính hợp lý của phương pháp bát tự trong thực tiễn và tư tưởng tề nước cứu dân. Tam mệnh thông hội là tập đại thành về tứ trụ mệnh lý, là sự tổng kết toàn diện nhất của các trước tác về mệnh lý tứ trụ có từ trước nó. Sách Tam mệnh thông hội được viết thành sách vào đời Thanh. Đây là thời kỳ đỉnh cao của sự phát triển tứ trụ luận mệnh. Bậc công thần khai quốc đời Thanh là Tống Liêm Tăng viết cuốn Lộc hợp biện, lần đầu tiên tổng kết có hệ thống về nguồn gốc lịch sử mệnh lý học của Trung Quốc, sự ra đời của tác phẩm nổi tiếng về mệnh lý này giống như măng mọc sau cơn mưa xuân, khá nổi tiếng và chất lượng khá tối còn có Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn của khai quốc công thần đời Minh) là sách Trích thiên tuỷ, Tử Bình chân thuyên của Thẩm Hiếu Chiêm, Tam mệnh thông hội của Vạn Dân Anh, Thần phong thông khảo mệnh lý chân tông của Trương Thần Phong, trong đó Tam mệnh thông hội có ảnh hướng lớn nhất, tiếng tăm rộng nhất. Xem lại toàn bộ Tam mệnh thông hội có hai đặc điểm nổi bật nhất: Một là tổng kết lịch sử phát triển hơn 200 năm của thuật đoán mệnh bát tự, chắt lọc được tinh hoa trong đó, sử dụng cách diễn đạt có hệ thống giúp cho hệ thống đoán mệnh bát tự hoàn thiện hơn. Từ đó mà thuật đoán mệnh bát tự đạt đến đỉnh cao của lý luận. Hai là phổ cập. Do nội dung sách phong phú, tuyển chọn thích hợp, trình bày hệ thống, có nhiều ví dụ thực tế nên được mọi người đón nhận, có giá trị cao.
Nhìn tổng kết thì Tam mệnh thông hội có 24 quyển: Quyển 1 luận về cơ sở luận mệnh bát tự. Quyển 2 luận về mệnh lý và phương pháp đoán mệnh cơ bản, dề cập đến lý luận và các bước cách sắp xếp niên, nguyệt, nhật, thời trụ để đự đoán đại vận, tiểu vận, lưu niên, mệnh cung và hình xung khắc hại hoá hợp của can chi. Quyển 3 thảo luận về tinh túc thần sát, có cát tinh như thiên nguyệt đức, thiên ất quý nhân, có hung thần như Dương nhẫn, Lục ách. Quyển 4 thảo luận về 10 can toạ chi và nguyệt thời và hành vận cát xung. Quyển 5 giảI thích các thuật ngữ như ấn thụ, thực thần, chính quan, thiên quan, chính tài, thiên tài. Quyển 6: thảo luận về cách cục của bát tự. Quyển 7 đến quyển 9 thảo luận về cách xem tướng mạo tính tình của một người từ mệnh cục, xem bát tự luận Lục thân, và cát hung của mệnh nữ. Quyển 10 đến quỷên 12 là khẩu quyết ca dao luận mệnh, thực chất là tổng kết của mấy quyển trước.
Quyển sách này trong quá trình biên tập dựa vào nội dung của “Tam mệnh thông hội” và quan hệ lôgic phân 24 quyển trên thành 3 bộ. “Luận đoán” cát hung trong bộ thứ 2 là được ghi chép từ quyền 4 đến quyển 9, là nội chung chủ yếu của lý luận bát tự tứ trụ. Bất luận là mức độ ảnh hưởng hay nội dung thì Tam mệnh thông hội đều là đi đầu, là tác phẩm toàn diện nhất trong lịch sử mệnh lý học.
Giá NAMI