KTSG bản in phát hành sáng mai (16-3) sẽ giới thiệu những góc nhìn đa dạng của các chuyên gia từ vụ việc này.Thấy gì từ một vụ ngân hàng phá sản? (Nguyễn Vũ): Vụ SVB sụp đổ cho thấy nhiều điều, trước...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 11-2023

KTSG bản in phát hành sáng mai (16-3) sẽ giới thiệu những góc nhìn đa dạng của các chuyên gia từ vụ việc này.

Thấy gì từ một vụ ngân hàng phá sản? (Nguyễn Vũ): Vụ SVB sụp đổ cho thấy nhiều điều, trước tiên là hệ quả không mong muốn của nỗ lực nâng lãi suất để chống lạm phát của Mỹ.

Ngân hàng Mỹ phá sản: Khi thủy triều rút (Hồ Quốc Tuấn): Lãi suất tăng, “thủy triều” xuống, sẽ có nhiều con thuyền mắc cạn. Đợt phá sản này của SVB là biểu hiện bên ngoài của tác động dữ dội bên trong của một đợt rút thủy triều lớn: tiền từ rẻ sang mắc một cách nhanh chóng. Ngân hàng mới chỉ là bề ngoài, bất động sản, công ty khởi nghiệp, công ty vay nợ cao, và tiếp theo là thị trường việc làm mới là những rủi ro lớn hơn.

Giải cứu ngân hàng (TS. Võ Đình Trí): Nhiều người quan ngại hệ lụy của việc tăng lãi suất gấp của Fed thời gian qua sẽ còn gây ra những trường hợp SVB nào khác ở các nền kinh tế khác? Điều gì sẽ xảy ra nếu các khoản lỗ trên sổ sách bị buộc phải thực hiện?

Những tác động tài chính từ vụ sụp đổ của SVB (Song Thanh): Xuất hiện mối lo ngại hiệu ứng domino từ vụ sụp đổ bất ngờ của SVB. Dù tình hình hiện nay có những khác biệt so với khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương vẫn cần hành động thận trọng.

FIRE nhìn từ vụ sụp đổ của SVB (Huỳnh Thế Du): FIRE là ngành kinh tế quan trọng bao gồm tài chính – bảo hiểm – bất động sản, hoạt động liên thông nhưng rất nhạy cảm và ẩn chứa những rủi ro, và có những bài học rút ra từ vụ SVB sụp đổ.

Luật đừng chỉ làm khó được người ngay (mục Ý kiến): Nếu không giải quyết được những khúc mắc ở cơ chế thực thi và giám sát thực thi luật, thì luật lệ đặt ra dù có khắt khe hơn vẫn không thể làm khó được các nhóm lợi ích. Chỉ những cán bộ làm việc công tâm mới bị khó mà thôi.

Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm (Tuệ Lâm): Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) giảm các hình thức cho thuê đất trả tiền một lần, thay vào đó là cho thuê đất trả tiền hàng năm. Ban soạn thảo đã cố gắng cân bằng quyền của hai nhóm chủ thể, song vẫn còn những vấn đề cần làm rõ hơn.

Đột phá chính sách đất đai: tăng trưng mua, bỏ thu hồi (An Nhiên phỏng vấn ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) về việc sửa đổi Luật Đất đai): Để thị trường đất đai vận hành hiệu quả, đúng nghĩa thị trường hàng hóa, Nhà nước cần “trưng mua” đất làm dự án vì mục đích công cộng; bỏ “thu hồi”, “giao đất” đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất; để người dân, doanh nghiệp giao dịch theo kênh dân sự.

VN-Index “ngóng” dòng tiền ngoại! (Thanh Thủy): Một trong những nguyên nhân giúp thị trường chứng khoán sôi động hơn trong tuần qua là khối ngoại đã mua ròng 997 tỉ đồng sau năm phiên giao dịch, ngắt chuỗi ba tuần liên tiếp bán ròng.

Cả xã hội đang mắc kẹt trong bất động sản (Lê Hoài Ân – Đồng Hoàng Hương Liên): Dường như mọi tài sản, mọi kênh đầu tư đều được tham chiếu với bất động sản.

Cổ phiếu ngành năng lượng tái tạo “gặp khó” trong năm 2023! (Đăng Linh): Các doanh nghiệp ngành năng lượng tái tạo được dự báo sẽ gặp nhiều thách thức trong năm nay, từ sự bất định của chính sách đến áp lực tài chính tăng dần.

Thận trọng mục tiêu tăng trưởng tín dụng (Thụy Lê): Trước việc tăng trưởng tín dụng chậm chạp từ đầu năm đến nay, các ngân hàng chưa cần thiết nhận chỉ tiêu tăng trưởng quá cao. Ngoài ra, trước những rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế, đặc biệt là lạm phát, nhà điều hành càng có cơ sở để tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Chính sách tiền tệ đang nới lỏng trở lại? (Tuệ Nhiên): Xu hướng lãi suất đi xuống làm xuất hiện những kỳ vọng chính sách tiền tệ đang được nới lỏng trở lại, như là chất xúc tác để hỗ trợ cho tăng trưởng bên cạnh chính sách tài khóa mở rộng.

Doanh nghiệp “khép mình” trước lãi suất neo cao… (Quốc Hùng): Các doanh nghiệp đang rất dè dặt với việc vay vốn mở rộng sản xuất do lãi suất cho vay vẫn neo ở mức cao.

Ngành sản xuất dược nội địa chưa thể cao lớn (Trịnh Duy): Phần lớn doanh nghiệp dược trong nước bị hạn chế về năng lực nghiên cứu và phát triển, nên chuyện chinh phục thị trường nội địa còn gặp khó, huống gì mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Dừa cho mật ngọt (Lư Thế Nhã): Các nhà vườn Bến Tre nay đã có một lối thoát cho tình trạng dừa ngon giá thấp khi chuyển sang khai thác mật hoa dừa. Nguồn huê lợi từ mật hoa dừa cao gấp 3-4 lần so với bán dừa trái.

Quanh tách espresso, chưa vơi trăn trở (Nguyễn Quang Bình): Cái loay hoay của ngành cà phê là chưa dám chọn một mục tiêu cụ thể để cải tiến sinh kế nhà vườn, nâng cao giá trị hạt cà phê, tạo thương hiệu lớn cho cà phê Việt Nam.

Điềm tĩnh với kinh tế xanh! (Hoàng Hạnh): Khi những vướng mắc về thể chế kinh tế, cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, chất lượng nguồn nhân lực… còn nguyên, doanh nghiệp Việt khó tham gia trực tiếp và là một bên hưởng lợi từ kinh tế xanh.

Người nước ngoài tạm trú trong khu công nghiệp chưa an cư (Phan Thị Ngọc Thắng): Một số quy định mới tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là rào cản đối với việc tạm trú của người lao động là người nước ngoài.

“Bài thuốc” nào cho vấn nạn quảng cáo sai sự thật? (Nguyễn Thị Thanh Ngân – Nguyễn Thị Hồng Nhung): 60% quảng cáo thực phẩm chức năng trên các mạng xã hội là gian lận. Trong khi đó, Luật Quảng cáo và các văn bản pháp luật liên quan hiện vẫn chưa điều chỉnh một cách chi tiết đối với vấn nạn này.

“Ma trận” quảng cáo thực phẩm chức năng thổi phồng công dụng (Vũ Thị Huyền Trang): Các cơ quan chức năng cần có sự chế tài mạnh tay hơn nữa đối với những hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng thổi phồng công dụng.

Người già xem quảng cáo (Hoàng Hiền): Người lớn tuổi tin lời người quảng cáo và tin những người bạn già nhưng lại thiếu thông tin đa chiều. Vì vậy, họ rất dễ lọt vào tầm ngắm của những kẻ lừa đảo.

Gỡ vướng cơ chế: nói dễ làm khó (Mục Nhĩ): Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành giậm chân tại chỗ vì… vướng cơ chế! Vì sao cơ quan chức năng không tìm ra những công thức tổng quát để gỡ vướng mà cứ phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể, khiến nền kinh tế phải chịu những thiệt hại không đáng có?

“Dám nghĩ, dám làm” và thượng tôn pháp luật (LS. Nguyễn Tiến Lập): Cơ chế để bảo vệ các cán bộ nhà nước dám nghĩ, dám làm, có hành động sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung được dư luận xã hội ủng hộ nhưng cũng không khỏi băn khoăn: cần hiểu thế nào cho đúng, để biến chủ trương thành hiện thực?

Quyền nhân thân và trí tuệ nhân tạo: không dễ dung hòa! (Lê Thiên Hương): Một khi quyền tác giả của AI được công nhận, thì luật cũng sẽ phải công nhận quyền nhân thân của… chương trình máy tính. Chúng ta hẳn khó có thể chấp nhận rằng AI cũng có những giá trị tinh thần tương tự con người.

Công nhận AI là nhà sáng chế: chưa cần thiết và không phù hợp (Lê Vũ Vân Anh – Đoàn Hồng Quân): Tòa tối cao ở Anh sẽ xét xử vụ DABUS nhưng kết quả được dự đoán sẽ giữ nguyên phán quyết của tòa trước đó: nhà sáng chế phải là… con người. Hiện không chỉ ở Anh hay nhiều quốc gia khác, mà Việt Nam cũng chưa cần thiết phải thay đổi luật để công nhận AI là nhà sáng chế.

Du hành hàng không 90 năm đường bay Pháp-Việt (P. Nguyễn Dũng): Năm xưa, phi công người Pháp – Maurice Noguès, đã thực hiện chuyến bay mở đường kéo dài nhiều ngày để việc bắc cầu hàng không kết nối Việt Nam – Pháp trở thành hiện thực.

Những tín hiệu từ kỳ họp Quốc hội Trung Quốc (TS. Phạm Sỹ Thành): Trung Quốc dường như đã chuẩn bị cho một quá trình cạnh tranh đường dài với Mỹ để trở thành siêu cường kế tiếp.

Trung Quốc tăng cường kiểm soát lĩnh vực tài chính và công nghệ (Lạc Diệp): Quốc hội Trung Quốc mới đây đã thông qua kế hoạch cải tổ bộ máy chính phủ lớn nhất trong nhiều thập kỷ, với trọng tâm là những thay đổi lớn theo hướng thắt chặt quản lý các lĩnh vực tài chính ngân hàng và khoa học công nghệ.

Thay đổi tại Ngân hàng Thế giới (Nguyễn Vũ): Sự ra đi của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) đương nhiệm cùng với việc đề cử chủ tịch mới đi kèm với chiến dịch vận động các nước, cho thấy sứ mệnh của WB sẽ có nhiều thay đổi trong những năm tới.

Béo phì đã có thuốc chữa? (Nguyễn Vũ): Béo phì đang là một vấn nạn mang tính toàn cầu. Thế nên, một loại thuốc mới của hãng Novo Nordisk (Đan Mạch) có tên thương mại là Wegovy (semaglutide) được cho là có khả năng giúp giảm cân nhanh chóng, đang bán chạy như tôm tươi.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GERA

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Loại bìaBìa mềm
Số trang64
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU9491941239801
Liên kết: Sữa dưỡng thể Bưởi Hồng trắng da Grapefruit Body Lotion The Face Shop (300ml)