Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ 20. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng P...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Đào Trinh Nhất - Tác phẩm *

Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ 20. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ.... Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam

Cuộc đời

Đào Trinh Nhất sinh năm Canh Tý (1900) tại Huế. Nguyên quán tại xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.

Ông là con trưởng Đình nguyên nhị giáp Tiến sĩ (tức Hoàng giáp) Đào Nguyên Phổ. Mẹ là Lương Thị Hòa, con gái Lương Ngọc Quyến và là cháu ngoại Lương Văn Can.

Thuở nhỏ, Đào Trinh Nhất theo học chữ Hán ở quê nhà, sau lên Hà Nội học chữ Pháp và chữ quốc ngữ.

Từ năm 1921 – 1925, ông bước vào làng báo, làm biên tập Hữu thanh tạp chí và Thực nghiệp dân báo. Rồi viết bài cho các báo: Trung hòa nhật báo, báo Đông Pháp.

14 tháng 11 năm 1925, ông vào Sài Gòn, làm thư ký tại Chez Phan Chu Trinh, số 5 Catinat (nay là đường Đồng Khởi).

Ngày 22 tháng 3 năm 1926, ông sang Pháp du học. Ngày 15 tháng 4 năm đó, ông tới Paris, liên lạc với Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Như Phong và viết cho báo Việt Nam Hồn.

Năm 1929, ông về nước, ở luôn trong Nam viết báo, viết sách cho đến bị trục xuất về Bắc vào ngày 25 tháng 7 năm 1939.

Trong khoảng 10 năm ấy, ở Sài Gòn, ông đã cộng tác với các báo: Phụ nữ tân văn, Công luận, Thần chung, Tân Văn, Việt Nam, Điểm tin. Và làm chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam (Flambeau d'Annam) của Bùi Quang Chiêu (năm 1930-1931), tự xuất bản báo Mai (tháng 2 năm 1936-1938).

Ra Hà Nội, ông viết cho tờ Trung Bắc Chủ nhật (1940-1945). báo Nước Nam (1944-1945).

Sau năm 1945, ông hồi cư về Hà Nội, ông tiếp tục viết cho báo Ngày mới, Việt thanh.

Năm 1948, ông viết cho tờ Cải tạo.

Năm 1949-1950, ông vào Sài Gòn làm trong bộ Ngoại giao với Nguyễn Phan Long và viết cho báo Ánh sáng, Sài Gòn mới, Dân thanh cho đến ngày mất.

Ông mất trong một gian nhà nhỏ ở xóm Hòa Hưng (Sài Gòn) vào chiều thứ Sáu ngày 18 tháng Giêng năm Tân Mão (23 tháng 11 năm 1951), hưởng dương 52 tuổi, an táng tại nghĩa địa Hòa Hưng.

Đuợc tin ông mất, làng báo, làng văn trong Nam ngoài Bắc đều có bài nói về thân thế, văn nghiệp của Đào Trinh Nhất và cho đăng nhiều điếu từ, đối phúng, văn tế, thơ viếng...để tỏ tình mến tiếc. Ngoài ra, Báo Tiếng Dội (Sài Gòn) còn chủ xướng việc xây mộ cho ông. Và báo Cải Tạo (Hà Nội) tổ chức ngày lễ truy điệu long trọng và cho ra một số báo đặc biệt viết đầy đủ về ông (Cải Tạo số 134, năm 1951).

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá CUMMIES

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCông Ty TNHH TM - DV Chính Thông
Ngày xuất bản2010-06-30 20:28:16
Kích thước16 x 24 cm
Loại bìaBìa mềm
Số trang552
SKU3516531994789
Liên kết: Mặt nạ cấp ẩm The Solution Double Up Hydrating Face Mask The Face Shop