Tư Duy, Lập Luận Và Minh Chứng Trong Nghiên Cứu Khoa Học Luật

Tác giả: PGS. TS. Phan Trung Hiền
 Hiện nay, việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu pháp luật ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu. Đối với những người có dự định tìm hiểu ngành luật thì câu hỏi đặt ra là học luật sẽ học những gì, ng...
Nhà cung cấp:Luatvietbook
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tư Duy, Lập Luận Và Minh Chứng Trong Nghiên Cứu Khoa Học Luật

 

Hiện nay, việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu pháp luật ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu. Đối với những người có dự định tìm hiểu ngành luật thì câu hỏi đặt ra là học luật sẽ học những gì, nghiên cứu luật sẽ tiếp cận những kiên thức gì, kỹ năng gì; làm sao để nghiên cứu khoa học luật một cách bài bản và có hệ thông. Đối với những người chọn ngành luật là một ngành nghiên cứu chuyên môn thì câu hỏi đặt ra là làm sao để nghiên cứu luật được hiệu quả, làm sao để rèn luyện phương pháp, kỹ năng nghiên cứu luật học, nắm bắt được các triết lý sâu xa bên trong các quy định pháp luật, phát hiện được những bất cập từ các quy định pháp luật để kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Điều này chỉ được hoàn thành tốtt khi người nghiên cứu xây dựng được tư duy pháp lý, đặc biệt là tư duy phản biện và tư duy tổng hợp, phát huy khả năng phân tích, đánh giá pháp luật bằng lập luận chặt chẽ và minh chứng thuyết phục.

Đôi với các học phân trong chương trình đào tạo, bài giảng cho mỗi học phần là giống nhau về bố cục và nội dung đã được đơn vị đào tạo công bố trước khi tuyển sinh. Vì vậy, chỉ cần một đề thi chung hoặc các đề thi với độ khó tương tương đồng nhau là giảng viên có thể dễ dàng đánh giá giá kết quả học tập, nghiên cứu của tất cả các sinh viên, học viên tham gia học phần đó. Tuy nhiên, với khóa luận, luận văn, luận án thì vân đề hoàn toàn khác. Tại sao với chủ đề không giống nhau, thể hiện bằng tên đề tài hoàn toàn khác nhau nhưng Hội đồng đánh giá luận văn vẫn có thể quy về kết quả đánh giá với thang điểm chung. Rõ ràng, Hội đồng không dựa trên những nội dung cụ thể từ kết quả nghiên cứu của luận văn, luận án mà thông qua cách thức phát hiện lỗ hổng pháp lý, cách thức triển khai đề tài, cách xây dựng khung phân tich, cách thức lý giải, phân tích, bình luận đê làm rõ vấn đề và từ kết quả nghiên cứu của luận văn, luận án mà đánh giá khả năng và mức độ tư duy của tác giả về đề tài đó.

Khi nói đến tư duy pháp lý, mọi người thường đề cập đến lập luận pháp lý của thẩm phán, kiểm sát viên, của luật sự trong quá trình luật sư bào chữa cho thân chủ, kiểm sát viên khi buộc tội bị cáo trong vụ án hình sự...Tuy nhiên, tất cả các lập luận trên, mặc dù có liên quan và đôi khi có những khoảng trùng lắp với lập luận trong nghiên cứu khoa học luật, nhưng không hoàn toàn là lập luận trong nghiên cứu khoa học luật. Thật vậy, nếu nhìn ở góc độ cấu trục thì công trình nghiên cứu khoa học luật được kêt câu từ ba thành tố thiết yêu tương tự như "kiềng ba chân", bao gồm: tư duy, lập luận và minh chứng. Việc nghiên cứu khoa học luật có thể bắt đầu từ việc tìm hiêu những điêm đặc trưng của khoa học luật, nhận diện các công trình nghiên cứu khoa học luật, tiếp cận bân chất của những nghiên cứu khoa học luật bằng tư duy pháp lý, từ đó phất hiện lỗ hổng pháp lý, phân tích, đánh giá pháp luật, xây dựng những lập luận thuyết phục bằng các minh chứng đáng tin cây để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật. Đề tài luận văn ngành luật nói riêng và công trình khoa học luật nói chung suy cho cùng là một bài tập lớn của hoạt động từ duy pháp lý một cách có hệ thông để chứng minh, phân tích một vân đề pháp lý bằng các lập luận sắc bén, thông qua những minh chứng đáng tin cây. Trên cơ sở đó, cuốn sách được thiết kể gồm 08 Chuyên đề sau đây:

Chuyên đề 1. Tổng quan về nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 2. Khái quát về công trình nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 3. Tư duy trong nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 4: Phương pháp tư duy trong nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 5. Lập luận trong nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 6: Quy tắc lập luận trong nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 7. Minh chứng trong nghiên cứu khoa học luật.

Chuyên đề 8. Cách thức thu thập và sử dụng minh chứng trong nghiên cứu khoa học luật.

Thật ra, theo nghĩa rộng, tư duy khoa học luật, gọi tắtt là tư duy luật học, bao quát tất cả các vấn đề như: lập luận khoa học luật, minh chứng khoa học luật. Tư duy khoa học luật góp phần định hình từ ý tưởng đên thảo luận, tranh luận, ghi nhận, tìm minh chứng và đúc kết luận điểm thành những lập luận khoa học có tính thuyết phục trong công trình nghiên cứu khoa học luật. Mặt khác, nếu hiểu lập luận khoa học luật theo nghĩa rộng thì trong lập luận vốn dĩ phải bao gồm cả minh chứng khoa học luật. Suy cho cùng, những lập luận suông, thiếu minh chứng là những lập luận yếu. Ngược lại, những lập luận mạnh thường gắn kết với những minh chứng thuyết phục và có độ tin cấy. Theo nghĩa đó, một công trình nghiên cứu khoa học luật là một lập luận lớn, có tính chủ đề được thể hiện trong mục tiêu chung và câu hỏi nghiên cứu tổng quát. Để trả lời cho câu hỏi lớn đó, người nghiên cứu cần phần bổ thành những lập luận nhánh để giải quyết vấn đề như: góc độ lý luận, góc độ quy định của pháp luật và góc độ thực trạng thi hành, áp dụng pháp luật. Các lập luận nhánh này biểu hiện qua các mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu và bố cục của đề tài. Từ đây, các lập luận nhánh được chia thành các lập luận chi nhánh và lập luận thành tố. Các lập luận này được thuyết phục bằng các minh chứng ở phù hợp với độ tin cây cao. Theo đó, lập luận có thể sử dụng để đưa ra một  phát hiện khoa học có tính hàn lâm (định hướng nghiên cứu) hoặc  vận dụng kiến thức khoa học luật để giải quyết vấn đề của thực tiễn (định hướng nghiên cứu ).

 Tuy nhiên, để giúp người đọc hình dung từng bước trong quá trình tư duy, tác giả đ. ã s. ử d. ụng khái niệm tư duy theo nghĩa hẹp và lập luận cũng theo nghĩa hẹp. Tức là, trong cuốn sách, tác giả tách phương pháp tư duy ra khỏi quy tắc lập luận, tách quy tắc lập luận ra khỏi quy trình xây dựng và sử dụng minh chứng. Từ đó, các chuyên đề là từng mảnh ghép của bức tranh chung trong nghiên cứu khoa học luật.

Tác giả trân trọng cảm ơn các học viên lớp cao học luật thuộc Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ và các đồng nghiệp trong và ngoài trường đã hỗ trợ tác giả thu thập một số minh chứng, đưa ra một số luận điểm trong quá trình trao đổi ý kiến giúp cho sách "Tư Duy, Lập Luận Và Minh  Chứng Trong Nghiên Cứu Khoa Học Luật " được cải thiện và hoàn chỉnh hơn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và biên soạn cuốn sách này, tuy nhiên, do việc thiết kế nghiên cứu ngành luật theo chủ đề này rất ít tài liệu tham khảo, đòi hỏi phải chiêm nghiệm, thu thập nhiều thực tiễn, đủ để bao quát, hệ thống hóa và lý thuyết hóa những vấn đề nghiên cứu khoa học luật nên quyển sách này không tránh khỏi những thiếu sót.

Tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và góp ý từ quý bạn đọc gần xa.

Luatvietbook xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá XCHF

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhCÔNG TY TNHH TMDV SÁCH LUẬT VIỆT
Số trang223
Nhà xuất bảnNhà Xuất Bản Đại Học Cần Thơ
SKU1618761711437
Liên kết: Son dưỡng môi Dr.Belmeur Daily Repair Moisturizing Lip Balm