Yến Hội Và Phaedrus
Từ khi được sáng tác lần lượt vào khoảng năm 385-380 TCN và 370 TCN, Yến hội và Phaedrus vẫn được coi là các triết phẩm gây nhiều ấn tượng mà Platon thực hiện trong sự nghiệp triết học của mình.
Tác phẩm gồm 2 phần Yến hội và Phaedrus dành cho những ai quan tâm tới văn học – triết học Hy-La cổ đại. Nếu như Yến Hội dành cho những người tò mò muốn biết người xưa nhìn nhận ra sao về tình yêu, nhất là tình yêu đồng tính thì Phaedrus là triết phẩm phù hợp với bất kỳ ai muốn học hỏi thuật hùng biện từ các triết gia.
Yến hội bao gồm các thảo luận về tình yêu của nhiều nhân vật, trong đó có Socrates, tại bữa tiệc mà kịch gia Agathon tổ chức – một lễ nghi sinh hoạt quen thuộc của lớp trí thức Hy Lạp cổ đại.
Đối thoại đi từ nguồn gốc đến bản chất, sự cần thiết của Tình Yêu đối với con người, và hơn hết, vai trò của Tình Yêu trong sự tiến triển của thế giới tinh thần vươn đến thực tại cao nhất, hay còn gọi là Sự thật. Liệu Tình Yêu là sự hợp nhất trong thế giới cảm tính, hay là cái đưa đường chỉ lối để con người đi từ thế giới cảm tính sang thế giới lý tính – nơi chứa đựng Chân lý? Phải lèo lái thế nào để thần Tình Yêu trở thành phương tiện khai phá cái Đẹp tối cao thay vì đẩy con người lao xuống vực thẳm dục vọng?
Giới học giả Tây u đánh giá cao Yến hội về cả mặt văn chương lẫn mặt tư tưởng. Đối thoại kể mẩu chuyện khá sinh động và miêu tả chân dung Socrates rất chi tiết; hàm chứa biểu thị tuyệt vời về niềm tin thầm kín mà Platon mang trong lòng: cái không nhìn thấy là cái bất diệt và vĩnh viễn quan trọng.
Phaedrus kể cuộc chuyện trò phức tạp giữa Socrates và Phaedrus, chàng thanh niên cũng xuất hiện trong Yến hội. Phaedrus thường được các nhà nghiên cứu Platon xếp loại là đối thoại sáng tác giai đoạn hai trong số các sáng tác của triết gia, miêu tả những đặc điểm nổi bật của xã hội Athens thời xưa, cụ thể là việc giảng dạy và thực tập nghệ thuật hùng biện.
Ảnh bìa minh họa lễ nghi sinh hoạt phổ biến của giới trí thức Hy Lạp cổ đại – tức “yến hội”.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Yến hội đan xen khéo léo các quan điểm và ý tưởng khác nhau về bản chất của Tình Yêu: là phản ứng trước cái đẹp, sức mạnh siêu nhiên, động lực thúc đẩy hành động xã hội hay phương tiện giáo dục về mặt đạo đức.”
– Penguin Books
“Yến hội của Platon cung cấp một loạt các chủ đề lôi cuốn cho việc luận bàn, nghiên cứu về các tác phẩm triết học kinh điển hiện thịnh hành.”
– Pierre Destrée, Zina Giannopoulou
“Platon được coi là người đặt nền móng cho truyền thống triết học phương Tây và Yến hội là một trong các triết phẩm hấp dẫn nhất của ông.”
– Edward Skidelsky
“Phaedrus của Platon là một đối thoại đặc biệt giàu tính huyền thoại… một đối thoại siêu triết học.”
– Annie Larivée, Đại học Carleton
12 Hoàng Đế La Mã
Ý nghĩa bìa sách: Vòng nguyệt quế biểu trưng cho chiến thắng và quyền lực, được các hoàng đế đội trên đầu.
Khi chúng ta dừng lại để ngắm những bức tượng bán thân cổ của 12 vị hoàng đế La Mã trong bảo tàng hoặc phòng triển lãm, có lẽ chúng ta đang cố gắng kiếm tìm những đặc trưng tính cách hiện trên gương mặt họ – những người mà dù tốt đẹp hay xấu xa, thì vào thời của họ, đã nắm trong tay định mệnh của phần lớn nhân loại.
Cuốn sách 12 hoàng đế La Mã của Caius Suetonius Tranquillus đủ làm thỏa mãn sự hiếu kỳ tự nhiên này. Trong những trang viết, chúng ta sẽ thấy một loạt những bức chân dung cá nhân – về tư cách và sở thích của các vị hoàng đế được phác họa một cách sinh động gần gũi, hoàn toàn chân thực và tuyệt đối không thiên vị.
Caius Suetonius Tranquillus là sử gia La Mã sống từ thời hoàng đế Vespian đến thời hoàng đế Hadrian, xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp kỵ sĩ. Tác phẩm nổi tiếng của ông chính là cuốn 12 hoàng đế La Mã kể về cuộc đời của Julius Caesar và 11 vị hoàng đế đầu tiên của La Mã này.
Với vai trò là thư kí riêng của hoàng đế La Mã Hadrian, Suetonius đã tiếp cận được với những tư liệu hoàng gia và sử dụng chúng (cùng với những ghi chép từ việc tận mắt chứng kiến) để tạo nên một trong những tác phẩm tiểu sử sinh động nhất trong lịch sử. 12 hoàng đế La Mã ghi chép lại sự nghiệp và đời tư của những con người nắm quyền lực tuyệt đối ở Rome, từ sự thành lập đế chế dưới thời Julius Caesar và Augustus cho tới sự suy tàn và nội chiến dưới thời Nero, và sự khôi phục của La Mã trong kỉ nguyên của các hoàng đế sau thời Nero.
Kết hợp giữa sự thú vị hài hước và giàu thông tin, cuốn 12 hoàng đế La Mã được yêu thích đến độ, ngay sau khi phát minh ra việc in ấn vào năm 1500, có không ít hơn 18 ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản, và từ đó đến nay, có thêm gần 100 ấn bản khác. Các nhà phê bình xuất sắc đã dành tâm huyết cho việc hiệu đính và chú giải cuốn sách, đồng thời tác phẩm này cũng đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Trong số những bản dịch tiếng Anh, thì bản của Tiến sĩ Alexander
Thomson, xuất bản năm 1796, là cơ sở cho ấn bản này. Trong Lời nói đầu, Tiến sĩ Alexander Thomson cho chúng ta biết rằng bản dịch tác phẩm của Suetonius, đối với ông, chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính yếu của ông là thực hiện một đánh giá chính xác về nền văn học La Mã và làm sáng tỏ tình trạng chính quyền, cùng các phong tục tập quán ở thời đó; với mục đích này thì tác phẩm của Suetonius dường như là một phương tiện thích hợp.
“Ông là người chính xác từng ly từng tí và cực kỳ có phương pháp. Ông không bỏ qua bất cứ điều gì liên quan tới nhân vật mà ông viết; ông thuật lại mọi điều, nhưng không tô vẽ điều gì cả. Tác phẩm của ông, theo một nghĩa nào đó, là một bộ sưu tập những giai thoại, nhưng đáng để đọc và tham khảo.” – La Harpe
Mời các bạn đón đọc!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, .....
Công ty phát hành | Alphabooks |
---|---|
Loại bìa | Bìa mềm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
SKU | 4297689338081 |
mật mã da vinci putin israel alexander đại đế henry kissinger 21 bài học cho thế kỷ 21 sụp đổ thế cục quỷ cốc tử thomas jefferson những con đường tơ lụa sơ lược lịch sử loài người omega plus thành cát tư hãn sách lịch sử sapien jared diamond lược sử loài người bằng tranh nguồn gốc văn minh lược sử will durant yuval noah harari trật tự thế giới lịch sử quỷ cốc tử danh tướng hàn phi tử lược sử tương lai napoleon đại đế sapiens lược sử loài người sơn hải kinh