Số 32-2024: Đằng sau sự hoảng loạn(KTSG) – Thị trường chứng khoán là nơi thể hiện rất rõ “bước đi ngẫu nhiên” trong ngắn hạn, bởi vì nó không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố nền tảng của doanh nghiệ...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 32-2024

Số 32-2024: Đằng sau sự hoảng loạn

(KTSG) – Thị trường chứng khoán là nơi thể hiện rất rõ “bước đi ngẫu nhiên” trong ngắn hạn, bởi vì nó không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố nền tảng của doanh nghiệp, của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc vào tâm lý của những người tham gia thị trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp đâu chỉ cần chính sách tài khóa (mục Ý kiến): Áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn là điều cần làm. Tuy nhiên trong thực tế, với rất nhiều doanh nghiệp, khó khăn không phải do thuế, phí hay tiền thuê đất – là những chi phí có thể tính trước, mà đến từ những yếu tố không thể lường trước được như sự trì trệ của bộ máy trong việc giải quyết các thủ tục pháp lý của doanh nghiệp.

Cơ chế giá bán xăng dầu – liệu có bình mới rượu cũ? (An Nhiên): Bộ Công Thương đưa ra cơ chế mới để quản lý giá bán xăng dầu nhưng theo các doanh nghiệp, cơ chế này chỉ thay đổi về hình thức chứ không thay đổi về bản chất. Nếu thực hiện theo cơ chế này, giá trần sẽ rất sát với giá thành toàn bộ của việc cung ứng xăng dầu.

Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư: Cần thiết nhưng đừng lạm dụng (Cẩm Hà): Để không bỏ lỡ cơ hội phát triển hạ tầng giao thông, việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư là cần thiết. Vậy nhưng, cũng phải tránh tình trạng lạm dụng phương án này, nghĩa là tránh sử dụng nguồn lực công đầu tư vào những dự án mà tư nhân có thể làm được.

Môi trường kinh doanh cải thiện, nhưng thách thức nào cho tăng trưởng? (Tuệ Nhiên): Cả phía cung và cầu trong nền kinh tế đang phát đi những tín hiệu tích cực hơn so với giai đoạn trước, đồng thời báo hiệu tăng trưởng kinh tế sẽ còn khởi sắc hơn nữa trong những quí kế tiếp. Tuy nhiên, những thách thức nào đang ở phía trước?

Kịch bản đảo chiều chính sách khi nền kinh tế đang dần hồi phục (Trịnh Hoàng): Hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường với sự hồi phục của hoạt động sản xuất và xuất khẩu, đi kèm với đó là các rủi ro lạm phát. Đây là chỉ báo cho những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới.

Áp lực nợ xấu tăng, ngân hàng vẫn lãi lớn nhờ đâu? (Triệu Minh): Không chỉ gia tăng áp lực trích lập dự phòng, nợ xấu lên cao hơn cũng ảnh hưởng đến nguồn thu nhập lãi vay của các ngân hàng, khi các ngân hàng phải thoái thu các khoản lãi dự thu chưa thu được khi chuyển nhóm nợ.

Ngành ngân hàng: lợi nhuận tăng, nợ xấu cũng tăng theo (Trịnh Duy Viết): Báo cáo lợi nhuận quí 2-2024 của các ngân hàng niêm yết trên sàn HSX và HNX cho thấy lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với quí 1-2024 thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận có dấu hiệu chậm lại và nợ xấu có xu hướng tăng nhanh hơn.

Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng “Triple Bottom Line” (Lương Hà): Chủ đề quá tải du lịch lại trở nên nhức nhối tại nhiều thành phố du lịch nổi tiếng ở châu Âu như Barcelona, Venice, Amsterdam… Tại Việt Nam, vào những mùa cao điểm, các điểm đến như Phú Quốc, Hội An… cũng đối mặt với hiện tượng du khách chen chúc, cung không đủ cầu khiến chất lượng dịch vụ kém, du khách bị “chặt chém” về giá, rác thải tràn lan gây ô nhiễm môi trường…

Làn sóng phản đối “overtourism” và bài học du lịch bền vững cho Việt Nam (Hoàng Hạnh): “Phát triển du lịch bền vững là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng. Chúng ta cần thay đổi tư duy, từ việc tập trung vào tăng trưởng về mặt số lượng sang chú trọng đến chất lượng và sự bền vững”, ông Đoàn Đức Minh, Phó trưởng khoa Du lịch, Trường Kinh doanh Đại học Kinh tế TPHCM trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Vì sao dân châu Âu chống khách du lịch? (Nguyễn Vũ): Năm ngoái trong 32,7 triệu du khách đến viếng Hy Lạp, có đến 3,4 triệu người ghé thăm hòn đảo Santorini chỉ có 15.500 dân. Chẳng lạ gì cư dân địa phương phải treo các tấm bảng “Hãy tôn trọng… Quý vị đi nghỉ mát… Nhưng đây là nhà của chúng tôi…”.

VN-Index “lao dốc” theo chứng khoán thế giới! (Thanh Thủy): Ngay trong phiên đầu tuần (5-8), cùng chung nhịp lao dốc của TTCK châu Á, VN-Index tiếp tục “đổ đèo” gần 4%, lùi sâu xuống dưới mốc 1.200 điểm.

Chứng khoán tháng 8 – Áp lực từ thế giới (Triêu Dương): Giảm mạnh ngay từ những phiên đầu tháng 8-2024 do ảnh hưởng của thị trường toàn cầu, liệu chứng khoán Việt Nam sẽ tìm thấy điểm hỗ trợ nào trong thời gian tới?

Vì sao thị trường chứng khoán mãi xoay quanh câu chuyện 1.200 điểm (Lão Trịnh): Nếu như thị trường chứng khoán được xem là “phong vũ biểu” của nền kinh tế thì việc trong khi kinh tế liên tục tăng trưởng còn thị trường chứng khoán vẫn mãi xoay quanh câu chuyện 1.200 điểm cho thấy cấu trúc thị trường chứng khoán đang “sai” ở đâu đó…

Cổ phiếu HPG sụt giảm sâu mở ra cơ hội cho vị thế trung và dài hạn (Linh Trang): HPG luôn là cổ phiếu được đánh giá có triển vọng tích cực trong dài hạn nhờ lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc quản lý chi phí và mở rộng thị phần.

Tác động của Thông tư 12 đến tăng trưởng tín dụng (Lê Hoài Ân – Nguyễn Thị Ngọc An): Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định, theo đó các khoản vay tiêu dùng không quá 100 triệu đồng không cần lập phương án sử dụng vốn khả thi. Quy định này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho tăng trưởng tín dụng đồng thời giúp kiểm soát và giảm thiểu tín dụng đen.

Điểm mới trong các luật mới liên quan tới bất động sản – Một số điểm mới liên quan đến phát triển nhà ở thương mại (Nguyễn Thị Nhung): Luật Đất đai 2024 và Luật Nhà ở 2023 mới chỉ giải quyết tình huống condotel, officetel trên đất ở mà chưa hướng dẫn trường hợp xây dựng trên đất khác, trong khi chủ yếu sản phẩm này được phát triển trên đất thương mại, dịch vụ.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: còn rất nhiều việc phải làm (Võ Duy Nghi): Quốc hội vừa thông qua cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, trong đó có cho phép Đà Nẵng thành lập thí điểm khu thương mại tự do, nhưng để hiện thực hóa chủ trương này thì còn nhiều việc cần giải quyết.

Khi các phương án cứu chợ nổi cứ “nổi lềnh bềnh” (Phan Đình Huê): Nếu chọn một tấm hình bất kỳ không có chú thích mà người ta vẫn biết hình ảnh chụp ở ĐBSCL thì đó chỉ có thể là chợ nổi. Loại hình họp chợ ở nơi giao nhau giữa các con sông là nét sinh hoạt đặc trưng của cư dân ĐBSCL hàng trăm năm nay.

Nhượng quyền thương hiệu F&B hấp dẫn nhưng kén người chơi (Ngọc Như): Nhượng quyền thương hiệu không còn xa lạ với những nhà kinh doanh ngành dịch vụ ăn uống. Trong khi một số doanh nghiệp có thương hiệu xem đây là cơ hội nhân bản mô hình kinh doanh hấp dẫn, vẫn có nhiều doanh nghiệp không mặn mà với công cụ phát triển này.

Khu công nghiệp dược – sinh học đầu tiên ở Việt Nam (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Việc ra đời một khu công nghiệp dược – sinh học đầu tiên ở Việt Nam, đặt tại tỉnh Thái Bình, là một dấu mốc quan trọng để hiện thực hóa tham vọng ấy.

Thị trường dược phẩm Việt trước ngưỡng cửa mới (Đỗ Ân): Ngành dược Việt Nam đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu lớn đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu…

Tắt sóng 2G, hết đời BTS giả nhưng… (Mục Đồng): Tắt sóng 2G sẽ bịt được lỗ hổng an ninh cho phép dùng trạm phát sóng giả gửi tin nhắn mạo danh. Tuy nhiên, một mối nguy khác lại xuất hiện: hàng chục triệu khách thuê bao 2G chuyển sang 4G có thể là nhóm người dùng điện thoại bị bọn tội phạm lừa đảo nhắm đến.

Sống với thế giới giả lập (Nguyễn An Nam): Bằng hệ thống dữ liệu, AI làm tái diễn sự sống của một con người. Người đó có thể đi lại, nói năng, làm việc, thực hiện mơ ước và nối kết, chuyện trò với thân nhân ngay cả khi không còn hiện hữu.

Châu Á tiến tới “xã hội siêu độc thân” (Hồ Nguyên Thảo): Các nhà sản xuất và kinh doanh được cảnh báo là cần nghiên cứu để kịp thời chào đón thế hệ người tiêu dùng mới: người độc thân, hộ độc thân khi châu Á tiến tới “xã hội siêu độc thân”. Khuynh hướng độc thân này chắc chắn sẽ tạo ra những tác động kinh tế và xã hội nhất định.

Câu chuyện “Trái dưa bổ tám” và nền kinh tế độc thân ở Hàn Quốc (Ricky Hồ): Việc cắt giảm kích cỡ các mặt hàng tạp hóa và thực phẩm cũng có thể nhận thấy rõ tại các cửa hàng tiện lợi, nơi những người thuộc hộ gia đình một hoặc hai người thường xuyên lui tới.

Đằng sau sự hoảng loạn (TS. Võ Đình Trí): Thứ Hai, ngày 5-8-2024, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến những giờ phút hoảng loạn khắp nơi: từ thị trường chứng khoán Nhật Bản cho đến thị trường dầu, vàng, tiền mã hóa, và thị trường chứng khoán Mỹ. Sau mỗi đợt bán tháo, thị trường lại đi tìm lý do để giải thích. Vậy lần này là gì?

Trung Quốc nỗ lực vực dậy chi tiêu tiêu dùng nội địa (Lạc Diệp): Doanh số bán lẻ trì trệ tại Trung Quốc đang buộc giới chức nước này phải triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy tiêu dùng, từ đó duy trì đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Những hoài nghi về mục tiêu của kế hoạch đô thị hóa mới của Trung Quốc (Ngân Diệp): Theo kế hoạch hành động 5 năm vừa công bố, Trung Quốc đặt mục tiêu tới năm 2029 sẽ có 70% dân số sống tại các khu vực đô thị, qua đó giải phóng các nhu cầu mới của nền kinh tế. Tuy nhiên, đang có nhiều hoài nghi về việc kế hoạch này có thể thực sự tạo ra những cú hích cho tăng trưởng.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá NCC

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-08-08 16:10:42
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU7898148441758
Liên kết: Má hồng dạng nước Moisture Cushion Blush 03 Coral fmgt (màu Hồng Cam)