KTSG số 41-2023: Tâm thế doanh nhân trước biến động khó lường(KTSG) – Chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam, KTSG xin gửi đến bạn đọc những bài viết về những doanh nhân đã luôn học hỏi, tìm tòi nâng cao...
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2023

KTSG số 41-2023: Tâm thế doanh nhân trước biến động khó lường

(KTSG) – Chào mừng ngày Doanh nhân Việt Nam, KTSG xin gửi đến bạn đọc những bài viết về những doanh nhân đã luôn học hỏi, tìm tòi nâng cao kiến thức để thành công trong lĩnh vực của mình. Và xin chúc họ luôn kiên định với định hướng đã chọn để doanh nghiệp ngày càng phát triển và vươn xa.

Tản mạn ngày doanh nhân (Đậu Anh Tuấn): Sự phát triển bền vững của quốc gia phải dựa trên một nền kinh tế mạnh và tự chủ, trong đó trụ cột chính phải là lực lượng doanh nhân nội địa. Tôi tin rằng cho dù thế giới có thay đổi như thế nào thì không ai khác, chính doanh nhân trong nước mới là người gắn bó ruột thịt với đất nước này.

Tâm thế doanh nhân trước biến động khó lường (Hoàng Hạnh): Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam phải sẵn sàng tâm thế và có đủ năng lực thích ứng, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế chứng kiến những biến động chưa có tiền lệ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn về chủ đề này.

Sự học của doanh nhân thời nay (Nguyễn Hữu Long): Năng lực (bao gồm ý thức và thái độ) học tập suốt đời là một trong những năng lực quan trọng nhất của người làm kinh doanh. Chính năng lực này sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa doanh nhân chịu học với doanh nhân không chịu học và giữa doanh nghiệp có văn hóa học tập với doanh nghiệp không có văn hóa học tập.

Để chính sách tiền lương trở thành đòn bẩy cho cải cách và phát triển (mục Ý kiến): Như người xưa đã nói “có thực mới vực được đạo”, nếu tiền lương vẫn cứ không đủ sống và người làm nhiều cũng lãnh lương như người làm ít, người làm giỏi cũng nhận mức lương như người làm kém thì khu vực công khó mà thoát được trì trệ.

Lo cao tốc Bắc – Nam chậm tiến độ, Chính phủ đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù (An Nhiên): Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến hết năm 2024 bởi hầu hết dự án đang gặp khó khăn về nguồn vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cách nào khắc chế “phù thủy tài chính”? (TS. Võ Đình Trí): Ở một số nước, đã có quy định tách bạch hoạt động tư vấn với kiểm toán, xếp hạng hay định giá, phải có một bức tường lửa để không xảy ra tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Nếu một doanh nghiệp vừa làm tư vấn, vừa cung cấp dịch vụ xác nhận thì rất khó để đảm bảo tính khách quan.

Nếu tỷ giá vẫn chịu áp lực… (Tuệ Nhiên): Nếu tỷ giá vẫn chịu áp lực và đe dọa kéo theo những bất ổn vĩ mô, bên cạnh giải pháp hút bớt thanh khoản tiền đồng như đang thực hiện, nhà điều hành có thể tăng cường mức độ can thiệp vào thị trường ngoại hối như thế nào?

Phía sau diễn biến tăng vọt của tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn (Triệu Minh): Nếu xu hướng nợ xấu và nợ tái cơ cấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn sẽ tiếp tục chịu áp lực bị đẩy lên, nếu như các ngân hàng không nỗ lực gia tăng nguồn vốn trung, dài hạn để cân đối lại.

Nữ giới trong thị trường lao động (Nguyễn Vũ): có một mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và số lượng phụ nữ đi làm. Tuy nhiên, quan sát của bà Goldin kèm theo cách khai thác dữ liệu mới trải dài 200 năm qua cho thấy thực tế không phải như vậy: mức độ tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động không chỉ ở Mỹ mà còn trên cả thế giới trong hai thế kỷ qua thăng trầm theo dạng hình chữ U.

VN-Index hồi phục trở lại khi chạm ngưỡng hỗ trợ trung hạn! (Thanh Thủy): Những biến số vĩ mô xoay quanh động thái hút ròng tiền qua kênh phát hành tín phiếu của NHNN, diễn biến tỷ giá cũng như các chính sách về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại theo Thông tư 06 sẽ là những nhân tố tiếp tục ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

NIM của các ngân hàng sẽ ra sao trong các tháng cuối năm 2023? (Linh Trang): Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm lãi suất điều hành kể từ đầu năm 2023 đã giúp các ngân hàng giảm chi phí huy động vốn. Trên cơ sở đó, sự phân hóa về biên lãi ròng (NIM) có thể sẽ diễn ra rõ nét hơn trong hai quí cuối năm.

Chờ sự trở lại của cổ phiếu vận tải biển (Triêu Dương): Trong bối cảnh thị trường chung chịu áp lực điều chỉnh, vẫn có một số ít nhóm ngành, doanh nghiệp thể hiện xu hướng tích cực khi ngược dòng thị trường hoặc chỉ ở mức củng cố chứ không giảm sâu theo thị trường chung. Hai trong số đó là nhóm cổ phiếu vận tải biển và cảng biển.

Fed có thể kiên định với chính sách lãi suất tới đâu? (Nguyễn Phán): Tín hiệu tăng của chỉ số thất nghiệp cùng với diễn biến xấu về chỉ số nhà ở, chỉ số sản xuất toàn cầu… cho thấy viễn cảnh tiêu dùng đang yếu đi, thị trường việc làm không vững chắc, bất động sản cũng gặp vấn đề và không có sự cải thiện trong lĩnh vực sản xuất. Fed sẽ thấy nền kinh tế thật sự chậm lại trong các quí tới, nhưng có đủ để họ dừng tăng lãi suất?

“Tam cận” để phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Sánh): Ông bà ta ngày xưa tuy không có cơ hội để học hỏi và tiếp cận các học thuyết về kinh tế, chính trị học, quản trị và xã hội… để áp dụng vào đời sống và sinh kế hàng ngày, nhưng đã chỉ dạy cho đời sau “bí quyết” chọn địa điểm để buôn bán, làm ăn thịnh vượng phải là: Nhất cận thị, nhị cận giang và tam cận lộ. Ngày nay, lời dạy “Tam cận” này cũng chính là chìa khóa để phát triển thịnh vượng vùng ĐBSCL.

Sẽ có thứ thay thế điện thoại di động (Nguyễn Vũ): Liệu có thay thế nổi chiếc điện thoại di động hay không là những câu hỏi chưa thể sớm có câu trả lời. Nhưng sự tiến hóa nhanh chóng của loài người ắt sẽ dẫn dắt họ đến ngày ngẩng cao đầu khỏi màn hình bé xíu để nhìn vào chỗ khác.

Trí tuệ nhân tạo và quyền tác giả – vẫn chưa ngã ngũ! (Lê Thiên Hương): Các chủ sở hữu quyền tác giả ngày càng lo ngại trước việc AI sử dụng tự do các tác phẩm bảo hộ để tạo ra nội dung mới. Đây cũng là vấn đề mới mẻ trong lĩnh vực luật bản quyền, vì thế chưa có luật nào được thông qua để đưa AI vào khuôn khổ pháp lý.

Dữ liệu khách hàng có được bảo hộ như bí mật kinh doanh không? (Nguyễn Hoàng Nam): Trong quyền sở hữu trí tuệ, dữ liệu khách hàng là một đối tượng được nhiều quốc gia bảo hộ dưới hình thức bí mật kinh doanh. Ở Việt Nam, chưa có nhiều những tranh chấp liên quan đến dữ liệu khách hàng và bản án chính thức về bí mật kinh doanh với đối tượng này lại càng hiếm hơn.

Chiến lược giảm giá và hiệu suất chứng khoán nổi trội của Tesla sau Covid-19 (Nguyễn Minh Tuấn – Nguyễn Hương Giang): Tesla đã phát động cuộc chiến về giá xe điện, đi trước một bước so với các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng như những nhà sản xuất mới nổi khác. Tiếp nối phân tích về chiến lược trong các số trước, bài viết này tập trung vào cơ sở của chiến lược giảm giá để Tesla có thể mở rộng thị trường và sau đó, đánh giá hiệu suất trên thị trường chứng khoán của các nhóm nhà sản xuất ô tô.

Để người tiêu dùng có thể “yêu sản phẩm từ cái nhìn đầu tiên” (Huỳnh Ngọc Như): Mẫu mã bao bì còn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc lôi kéo khách hàng quay trở lại sử dụng sản phẩm, thậm chí nó còn có hiệu ứng cao hơn cả quảng cáo TVC, lời bình luận của bạn bè hay truyền miệng trên mạng xã hội. Đơn giản vì nó quyết định tới yếu tố cảm xúc khi mua hàng của người tiêu dùng.

Đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu: tiên hạ thủ vi cường? (Nguyễn Thái Hải Lâm): Một nhãn hiệu A được bảo hộ tại Việt Nam không đồng nghĩa sẽ được bảo hộ tại Mỹ hay Nhật Bản. Muốn được bảo hộ tại các quốc gia này, chủ nhãn hiệu A phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ khi đủ điều kiện theo pháp luật quốc gia đăng ký.

Có nên chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không? (Đỗ Đức Anh): Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại vì thủ tục nhanh gọn và không bị kéo dài như giải quyết qua tòa án. Nhưng thực tế có khi lại không đơn giản như vậy.

Sa thải thành viên ban lãnh đạo công đoàn – nhiều rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp (Nguyễn Nhật Dương – Phan Thị Mai Hương): Doanh nghiệp cần tách bạch giữa việc tham gia cuộc họp xử lý kỷ luật lao động của đại diện BLĐCĐ và việc thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với BLĐCĐ, thực hiện hai thủ tục này một cách độc lập nhằm tuân thủ quy định pháp luật cũng như tránh những rủi ro mà doanh nghiệp mình có thể gặp phải.

Phát triển tổ chức học tập – chìa khóa để doanh nghiệp duy trì phát triển (Lê Hoài Ân – Ngô Hoàng Khánh Duy): Trong môi trường đầy cạnh tranh và biến động, việc phát triển tổ chức học tập là chìa khóa duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thực hiện tổ chức học tập trong những năm gần đây được xem là chiến lược quan trọng nhằm phát triển tổ chức trong cả khu vực công và khu vực tư.

 “Người làm vườn nào cũng có thể hạnh phúc” (Nguyễn An Nam): Sau 30 năm làm tư vấn quy hoạch và kiến trúc trong và ngoài nước, TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn mới đúc kết và trình bày cụ thể về triết lý làm nghề trong một cuốn sách đầu tay có tựa – Nhận diện đô thị Việt Nam đương đại – Câu chuyện Quy hoạch – Kiến trúc (Phanbook & NXB Dân Trí, 2023). Cuốn sách đang gây chú ý với công chúng, giới chuyên môn, giới đầu tư và làm chính sách.

Chuyện xưa phố Hàng Chè (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Có thể bạn đã nhiều lần qua phố Hồ Hoàn Kiếm của Hà Nội nhưng bạn có biết rằng con phố ngắn nhất Hà Nội này – chỉ dài có 52 mét, đi từ giữa phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng, nhìn sang thẳng hồ Hoàn Kiếm – là phố Hàng Chè xưa.

Đỉnh cao kỷ nguyên châu Á: sau những hào quang lấp lánh (Hoàng Việt): Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á và vị thế trung tâm sản xuất và thương mại thế giới mang lại cho châu Á vai trò quan trọng toàn cầu. Nhưng sau những hào quang rực rỡ đó, châu Á lộ nguyên điểm nhược không tự chủ được về mặt công nghệ, và cũng chưa khẳng định được vị trí dẫn đầu trong các công nghệ nền tảng quan trọng.

Lại một quy hoạch tréo ngoe! (Mục Nhĩ): Sát vách một khu công nghiệp tại Pleiku đã hoạt động hàng chục năm lại xuất hiện thêm quy hoạch nhà hỏa táng. Quy hoạch tréo ngoe này khiến các doanh nghiệp ngành chế biến nông sản thực phẩm bị đẩy vào thế khó xử phải kêu cứu.

“Di động” hẻm! (Trần Thanh Bình): Những con hẻm nhỏ Sài Gòn, nơi hàng triệu người sinh sống là nơi bao người kiếm kế sinh nhai. Những vòng quay xe máy xe đạp mỗi ngày đã đem về cho họ một cuộc sống tùng tiệm của người nhập cư, mỗi ngày lại càng nhiều thêm…

Xung đột Israel – Hamas tiềm ẩn nhiều rủi ro cho kinh tế toàn cầu (Lạc Diệp): Cuộc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào Hamas tại Palestine được dự báo sẽ tạo ra những tác động khó lường đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Khi Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội… (Ngân Diệp): Indonesia đã ban hành lệnh cấm bán hàng trên mạng xã hội, với mục đích bảo vệ hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Tuy nhiên, các biện pháp này có đủ hiệu quả để giúp đỡ các thương nhân?

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....


Giá GENE

Thông tin chi tiết

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2023-10-12 13:54:36
Nhà xuất bảnSaigon Times Group
SKU1744394241536
Liên kết: Phấn nước lâu trôi hiệu ứng căng bóng Ink Lasting Cushion Glow SPF35 PA++ fmgt The Face Shop