Giới thiệu Sách-Bà Tùng Long-Bóng Người Xưa
Tác giả: Bà Tùng Long
Khổ sách: 13x20cm
Số trang: 252
Giá bán: 92,000 VNĐ
ISBN: 978-604-1-15014-0
In lần thứ 1 năm 2019
Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:
Nếu người đàn bà sinh ra chỉ để làm bạn với bếp núc, thì cái câu “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” chẳng là vô nghĩa lắm?
Không, giang san đôi gánh nặng, trách nhiệm gái trai chung, nếu tài lực và tâm đức cho phép thì đối với xã hội, ngưài đàn bà cũng phải có một phần nhiệm vụ như người đàn ông vậy.
Và nếu quốc gia, xã hội mà đòi hỏi, thì người đàn bà cũng phải vứt chỉ kim mà đứng dậy, đạp gai góc để lên đường.
Trong lịch sử nước nhà, hai bà Trưng, một bà Triệu, há không là tấm gương sáng nghìn thu cho nữ nhi ta đấy ư?
Lệ Hằng, nhân vật chính của Bóng người xưa, là điển hình của loại nhân vật cao thượng ấy trong thời Pháp thuộc. Là một cô gái có sắc, có tài, lại có lòng yêu nước, cô phải làm thế nào để thực hiện chí nguyện của cô? .
Lệ Hằng tham gia một đảng chống Pháp và lãnh nhiệm vụ cung cấp tài chính. Cô lấy chồng là Anh Kiệt, một nhà tư sản giàu có theo sự phân công của tổ chức đảng, và lấy tiền của Anh Kiệt trao cho tổ chức.
Sự hy sinh của cô đáng quý mến, mà cách hành động của cô cũng đáng ghi chép. Nhưng Anh Kiệt không phải là người chỉ biết tiền. Với cô, anh còn là người chồng chung thủy. Bên tình, bên nghĩa, cô phải làm sao? Và làm sao trong tình thế ấy, cô phải xử trí như thế nào để người bạn trăm năm của cô khỏi phải vì cô mà mang họa? Lệ Hằng đã dùng đến chước “kim thiền thoát xác” để trọn vẹn một gánh nghĩa tình.
Nhưng cốt truyện không phải đến đây là dứt. Ta thấy cái cao quý của người đàn bà Việt Nam ở nhân cách cô Thúy Ái, một nhân vật chính khác.
Về sống bên chồng giữa một không khí không chút thuận lợi, thế mà ngày một ngày hai, với cử chỉ đoan trang mà điềm đạm, với đức độ bao dung mà khiêm tốn, cô đã chinh phục được tất cả những người quanh cô.
Và cái đáng quý nhất là một khi biết được hành tung và tâm chí của Lệ Hằng, Thúy Ái đã tình nguyện nhận nhiệm vụ tiếp tế mà không một chút ghen tuông, ganh tị.
Hơn thế nữa, cô còn tự vận dụng tài sức của mình để làm ra của cải, chứ không khoanh tay ngồi dùng sẵn của chồng. Một tấm gương hoạt động cho các bà chủ gia đình ở chốn gác tía lầu son.
Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, người như cô Lệ Hằng cần phải ra mặt góp sức với nhân dân, và người như Thúy Ái phải trở thành một gương mẫu chung cho cả thế hệ.
Đó là điều tác giả hằng mong mỏi.
Giá MORPHO